VBF-Du khách Đức qua Việt Nam và tận mắt thấy những điều thực sự đáng buồn. Buồn không phải cho họ mà cho chính người Việt trong nước. Những di sản bị hủy hoại, hàng hóa không có chỉ toàn Made in China...
Du khách Đức đă đăng bài trên báo Tagesspiegel nói về t́nh trạng di sản văn hóa và tự nhiên bị tàn phá, du khách „một đi không trở lại!
Mới đây, dưới h́nh thức một bức thư gửi Việt Nam, một du khách Đức đă đăng bài trên báo Tagesspiegel, khẩn thiết kêu gọi các nhà chức trách nước này có những chính sách và biện pháp phù hợp để khắc phục t́nh trạng di sản văn hóa và tự nhiên bị tàn phá và du khách „một đi không trở lại“.
Mở đầu bài báo, tác giả bày tỏ cảm thông với Việt Nam đă phải chịu đựng ách thống trị của các thế lực ngoại bang từ hàng trăm năm qua. Giờ đây, hàng chục triệu người Trung Quốc, người Pháp, người Nhật và người Mỹ đă quay trở lại Việt Nam, không phải với tư cách lực lượng chiếm đóng, mà là du khách, được thu hút v́ vẻ đẹp của vịnh Hạ Long, của cố đô Huế và những thức ăn đường phố được ca ngợi là ngon nhất thế giới.
Các pḥng du lịch tuyên truyền, quảng cáo về những băi tắm đẹp tuyệt vời, về những cánh đồng xanh mơn mởn. Thế nhưng, vừa rời khỏi ga hàng không Tân Sơn Nhất, du khách đă cảm nhận được rằng khó mà hy vọng vào một kỳ nghỉ thảnh thơi, yên tĩnh: Ngay từ giờ phút đầu tiên, Việt Nam đă đ̣i hỏi du khách phải tập trung sự chú ư cao độ v́ giao thông lộn xộn, ầm ĩ và người bán hàng rong lẵng nhẵng bám theo du khách.
Mặc dù Đảng Cộng sản vẫn nắm quyền và cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm tràn ngập đường phố, nhưng giờ đây, cờ vẫn phải núp dưới bóng của những ṭa nhà cao tầng của các tập đoàn kinh tế lớn và ngân hàng. Bóng ma của CNCS không c̣n lởn vởn ở đây. Chúng đă bị xua đuổi với sự đổi mới kinh tế bắt đầu vào năm 1986.
Từ những năm 90, Việt Nam đạt được sự tăng trưởng kinh tế hàng năm hơn 10% và muốn trở thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Nhưng những cải cách kinh tế thị trường không mang lại sự tự do hóa về chính trị. Ngược lại. Trong chỉ số dân chủ của tạp chí „The Economist“, Việt Nam bị xếp hạng 131 trên 167 quốc gia.
Sự đánh đu giữa những mâu thuẫn của hai chế độ xem chừng đă mang lại ở nhiều nơi những điều tồi tệ nhất của hai thế giới này. Những người phải chịu nhiều thiếu thốn hàng chục năm trong CNXH th́ giờ đây muốn nhanh chóng có nhiều tiền. Và ngành du lịch đă trở thành nơi kiếm ăn vô lương tâm. Nhiều nơi, du khách bị đối xử như những máy rút tiền tự động. Việc t́m cách tiếp xúc với người bản xứ chẳng bao lâu sau lại trở thành một cuộc trao đổi về mua bán ǵ đó. Những người hướng dẫn khách du lịch th́ đ̣i tiền boa, những người lái xe taxi cố t́nh đi đường ṿng để đẩy giá lên cao. Hoàn toàn không có thông tin độc lập dành cho du khách.
Phải chăng những ấn tượng, những đánh giá này là phiến diện và bất công? Nhưng v́ sao có rất nhiều du khách đă nói về những điều tương tự? Theo một công tŕnh nghiên cứu do EU cấp kinh phí được công bố năm 2014, chỉ có 6% du khách tới Việt Nam là muốn quay trở lại. Lư do chính do những người được hỏi đưa ra là: Giao thông nguy hiểm trên đường phố, cơ sở hạ tầng yếu kém và việc ṿi vĩnh, hàng rong đeo bám trong ngành du lịch.
Mặc dù Việt Nam đă làm được một số việc như giảm tỉ lệ đói nghèo từ hơn 50% dân số cuối những năm 90 xuống c̣n dưới 10% như hiện nay, nhưng ngoài những người dân ở thành phố lớn, những người dân nông thôn chẳng được hưởng lợi bao nhiêu, nhất là những người dân tộc thiểu số như người Hmong ở sát biên giới phía bắc.
Du khách thường gặp người Hmong ở thành phố nhỏ Sapa thuộc tỉnh Lào Cai và được chứng kiến những mâu thuẫn của đất nước dưới dạng thu nhỏ. Mỗi khi xe du khách tới, mọi người xúm lại hỏi xem có muốn mua bán ǵ không. Đă từ lâu họ không c̣n bán vải thổ cẩm truyền thông do họ tự dệt, mà bán hàng chợ „Made in China“.
Phải chăng những du khách Tây Âu bất công, khi coi việc tàn phá những băi biển như mơ là vấn đề cấp thiết nhất, hay đây là sự rơi rớt của những khát vọng thực dân xưa cũ? Nhưng nếu nh́n từ bên ngoài th́ xem chừng những người có trách nhiệm của Việt Nam cho tới nay không hiểu, môi trường độc nhất vô nhị ở đây có ư nghĩa như thế nào đối với hoạt động du lịch lâu dài.
Ví dụ như Phú Quốc, nhờ những băi biển tuyệt vời đă trở thành mục tiêu du lịch chính ở Việt Nam. Theo các nhà đầu tư nước ngoài, từ năm 2020 mỗi năm sẽ có 2 triệu du khách được đưa tới đây. Ở đây, người ta có thể quan sát được điều mà Karl Marx từng mô tả là „sự tích lũy sơ khai“, tức là cá nhân chiếm đất từ tài sản công. Khắp nơi được xây dựng biến thành khách sạn, Resort. Bờ biển bị chia cắt, rừng nguyên sinh bị chặt phá, khách sạn che lấp băi biển. Những nơi không có Resort th́ người ta cũng không thể nh́n thấy cát v́ bị rác nilon che kín. Chẳng bao lâu nữa du khách sẽ tràn ngập nơi này.
Việc xây dựng đang tàn phá Phú Quốc và bao phủ Sapa là một sự cảnh báo về ngành du lịch non trẻ của Việt Nam đang chống lại con người và tự nhiên. Nhưng Việt Nam vẫn c̣n có cơ hội để mở ra con đường phát triển bền vững và bảo tồn những di sản văn hóa và tự nhiên phong phú. Mong rằng Việt Nam sẽ vượt qua được sự tàn phá này.
Đây là tâm sự của một người yêu quư Việt Nam, muốn là một người trong số 6% du khách muốn trở lại Việt Nam.
Rác thải tại băi biển Phú Quốc