Vietbf.com - Trung Quốc lên kế hoạch cải tổ nhân sự cấp cao của ngành ngoại giao nước này nhằm đối phó với chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump, vốn có thái độ ngày càng nghi kỵ với Bắc Kinh, cho dù tổng thống Trump đă đi thăm Trung Quốc tháng 11 năm ngoái.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) phát biểu tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về hồ sơ Bắc Triều Tiên ngày 28/04/2017. REUTERS/Stephanie Keith
Các nguồn tin nói trên, bao gồm cả các nhà ngoại giao ngoại quốc, cho hăng tin Reuters biết rằng ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), một nhân vật rất thân cận với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, rất có thể sẽ được bổ nhiệm làm phó chủ tịch chuyên trách về quan hệ Bắc Kinh – Washington. Mọi chuyện liên quan đến vấn đề này, ông Vương Kỳ Sơn sẽ báo cáo trực tiếp cho ông Tập Cận B́nh.
Là người đặc trách chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh phát động, ông Vương Kỳ Sơn, năm nay 69 tuổi, lẽ ra đă đến tuổi phải về hưu đối với một lănh đạo cao cấp. Nhưng ông Tập Cận B́nh buộc phải giữ lại một chính trị gia kỳ cựu như vậy, nhất là v́ bản thân ông Vương Kỳ Sơn đă có kinh nghiệm làm việc với Hoa Kỳ, do khi c̣n là phó thủ tướng, ông vẫn tham gia đàm phán kinh tế thường niên với phái đoàn Mỹ. Ngoài ra, ông Vương Kỳ Sơn nói tiếng Anh rất giỏi và cũng đă từng là đại sứ Trung Quốc tại Washington.
Cũng trong khuôn khổ kế hoạch sắp xếp lại nhân sự cấp cao của ngành ngoại giao Trung Quốc, đương kim ngoại trưởng Vương Nghị ( Wang Yi ) rất có thể sẽ thay thế ông Dương Khiết Tŕ ( Yang Jiechi ) trong chức vụ Ủy viên Quốc vụ đặc trách ngoại giao, tức là nhân vật nắm quyền cao nhất về ngoại giao ở Trung Quốc, cao hơn ngoại trưởng.
Theo một nhà ngoại giao phương Tây được hăng tin Reuters trích dẫn, ông Vương Nghị được tặng thưởng chức Ủy viên Quốc vụ v́ trong những năm qua ông đă nỗ lực bảo vệ lập trường của Trung Quốc trên trong các hồ sơ nóng, như tranh chấp Biển Đông.
Theo các nguồn tin nói trên, thậm chí có thể là ông Vương Nghị sẽ vẫn giữ nguyên chiếc ghế ngoại trưởng. Đây là một điều hiếm thấy, nhưng không phải là không có tiền lệ ở Trung Quốc: Đương kim bộ trưởng Quốc Pḥng Thường Vạn Toàn ( Chang Wanquan ) hiện cũng là một Ủy viên Quốc vụ.
Cũng có khả năng là ông Tống Đào ( Song Tao ), trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng Sản Trung Quốc, sẽ lên làm ngoại trưởng. Ông Tống Đào là một nhà ngoại giao từng làm việc ở Ấn Độ và Philippines, rất thông thạo tiếng Anh.
Tuy sẽ không c̣n làm Ủy viên Quốc vụ nhưng ông Dương Khiết Tŕ, vừa được vào Bộ Chính Trị tháng 10 năm ngoái, có thể được chuyển sang làm phó thủ tướng đặc trách ngoại giao hoặc làm phó chủ tịch Quốc Hội và như vậy là trong chức vụ mới này ông sẽ làm việc trực tiếp với Quốc Hội Mỹ.
Hiện giờ, các cơ quan có liên quan đến việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao của Trung Quốc chưa trả lời về các thông tin nói trên. Nhưng nếu đúng theo kế hoạch cải tổ như vậy, Trung Quốc sẽ có đến 3 nhà ngoại giao cao cấp với nhiệm vụ chính là đối phó với Hoa Kỳ, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng cho dù tổng thống Trump đă đi thăm Trung Quốc tháng 11 năm ngoái. Các căng thẳng chủ yếu là trong lĩnh vực thương mại, do ông Trump đ̣i phải có quan hệ cân bằng hơn với Trung Quốc, v́ hiện nay, Hoa Kỳ vẫn bị thâm thủng rất nhiều trong trao đổi mậu dịch giữa hai nước.