Du học sang Úc nhiều sinh viên đă bị các băng nhóm tội phạm dụ dỗ “trông nom” các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp ở bang Victoria. Trong đó có cả sinh viên đến từ Việt Nam.
Các băng nhóm tội phạm có tổ chức bị nghi ngờ thuê sinh viên nước ngoài học tập ở Australia để làm công việc trông nom các trang trại trồng cần sa trong nhà. Đây được cho là nguồn cung cấp chính cho thị trường buôn bán cần sa tại bang Victoria trị giá hàng tỷ đô la, SBS ngày 21/2 đưa tin.
Theo tài liệu của ṭa án bang Victoria, kể từ tháng 10 năm ngoái, 7 du học sinh và cựu sinh viên Việt Nam, đă bị kết tội “trông nom” các trang trại trồng cần sa bất hợp pháp tại bang này. Tổng cộng trong năm 2017, 22 sinh viên quốc tế phải ra hầu ṭa v́ cáo buộc dính líu tới gần hai tấn cần sa bị thu giữ. Trước đó, vào năm 2016, 20 du học sinh khác bị kết tội liên quan đến hơn một tấn cần sa trồng trái phép.
Cảnh sát bang Victoria, Australia tịch thu những cây cần sa tại căn nhà trồng cần sa bất hợp pháp. Ảnh: Victoria Police
Ṭa án bang cho rằng các băng đảng tội phạm quy mô lớn sắp đặt và lắp các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động trồng cây cần sa trong nhà, rồi thuê sinh viên vừa chăm sóc cây vừa sống trong những ngôi nhà này nhằm “qua mặt” hàng xóm xung quanh.
Hồ sơ của ṭa án ghi nhận một trường hợp được trả gần 400 USD một tuần để làm công việc chăm sóc cây cần sa và giúp bọn tội phạm che mắt cơ quan chức năng. Trong khi đó, nhiều bị cáo cho biết họ gặp khó khăn tài chính khi sống ở Australia nên làm công việc này, tuy nhiên, đa phần chỉ được trả khoảng hơn 100 USD một tuần.
Thẩm phán Jane Patrick kết án Hoang Viet Dang 12 tháng tù trong một phiên ṭa năm 2016. Thẩm phán chỉ ra rằng bị cáo này là một trong số “nhiều” thanh niên đến từ Việt Nam dính líu tới hoạt động buôn bán cần sa trái phép v́ gặp phải khó khăn về tiền bạc.
Trong một vụ xét xử khác vào ngày 25/1, bị cáo Thanh Chau khai xin thị thực sinh viên tới Australia vào tháng 11/2013 với hai mục tiêu là vừa học ngành quản lư doanh nghiệp tại viện Holmes vừa đi làm thêm kiếm tiền hỗ trợ gia đ́nh ở Việt Nam. Theo bị cáo, cha mẹ ở quê nhà nghe nói về “mức lương rất cao” ở Australia.
Tuy nhiên, sau khi đến Australia, Thanh Chau không t́m được việc làm ổn định. Bị cáo ban đầu chấp nhận làm công việc thu hoạch tại trang trại trồng dâu tây và xẻ thịt trong các ḷ mổ với tiền công rẻ mạt. Khi nghe tin mẹ ở Việt Nam bị ung thư, áp lực kiếm tiền càng đè nặng lên Thanh Chau. Cậu sinh viên cho biết một kẻ điều hành trang trại trồng cần sa đă liên hệ và đề nghị cậu trông nom một trang trại ở Melbourne. Được trả gần 3.000 AUD, hơn 2.000 USD, Thanh Chau gửi gần hết số tiền về Việt Nam cho cha mẹ.
Tại phiên ṭa xét xử, thẩm phán Gaynor xét đến “mong đợi không thực tế” khi tới Australia của Thanh Chau cùng với “áp lực về tài chính” do không kiếm được việc làm ổn định và “nghĩa vụ, trách nhiệm đối với gia đ́nh mà bị cáo cảm thấy bắt buộc phải hoàn thành sau những hy sinh của cha mẹ khi cố gắng gửi bị cáo tới Australia”. Thanh Chau bị kết án 9 tháng tù và sẽ bị trục xuất về Việt Nam sau khi măn hạn.
Khoảng 10 năm gần đây, trồng cây cần sa trong nhà trở thành một hoạt động chính của các băng nhóm tội phạm có tổ chức ở bang Victoria. Các trang trại này có thể sản xuất 3-4 vụ cần sa một năm, cao hơn nhiều so với một vụ thu hoạch nếu trồng cần sa ngoài trời.
Theo tính toán của các chuyên gia, một căn nhà trồng cần sa có thể mang lại doanh thu năm lên tới 800.000 USD. Và mỗi năm, Australia thiệt hại gần 40 triệu USD tiền điện do bị các băng nhóm trồng cần sa “câu trộm”.