Mỹ được biết đến là một cường quốc quân sư. Những vũ khí của quân đội là do Mỹ tự chế tạo. Nhưng Mỹ cũng đă từng vung tiền để mua chiến đấu cơ của Nga.
Theo National Interest, sau khi Liên Xô sụp đổ cuối năm 1991, nhiều quốc gia độc lập xuất hiện trong khi sở hữu những vũ khí tối tân nhất ở thời điểm đó.
Điển h́nh là quốc gia Moldova bé nhỏ nhưng lại có đơn vị không quân hùng mạnh. Không quân Moldova sở hữu tới 34 chiến đấu cơ MiG-29 Fulcrums, 8 trực thăng Mi-8 và nhiều máy bay vận tải khác.
Đây là số trang thiết bị quân sự khá lớn đối với một đất nước có số dân chỉ tương đương khu đô thị ở Portland, bang Oregon, Mỹ.
Nhiều năm trôi qua, Moldova không thể duy tŕ phi đội máy bay đắt tiền. Trong khi đó, Mỹ lo ngại Moldova sẽ bán MiG-29 cho Iran, giúp đối thủ của Mỹ ở Trung Đông gia tăng sức mạnh.
Vậy nên vào năm 1997, Mỹ quyết định vung tiền mua 21 chiến đấu cơ MiG-29 từ Moldova, bao gồm 14 chiếc MiG-29C, 1 chiếc MiG-29B và 6 chiếc MiG-29A. Các máy bay này chuyển đến Dayton, bang Ohio bằng máy bay vận tải C-17.
Sở hữu chiến đấu cơ MiG-29 không chỉ giúp Mỹ kiềm chế Iran mà đây cũng là cơ hội để Washington t́m hiểu một trong những mẫu máy bay phức tạp nhất của Nga. Thương vụ này được cho là khá hời khi Washington chỉ phải bỏ ra 40 triệu USD dưới dạng hỗ trợ nhân tạo, kèm thêm xe tải và một số trang thiết bị phi sát thương.
Chuyên gia Mỹ ở thời điểm đó đánh giá MiG-29 là mẫu chiến đấu cơ rất mạnh và cực kỳ linh hoạt. Phi công lái MiG-29 có thể khai hỏa tên lửa Archer AA-11 ngay trên chiếc mũ bảo vệ với góc quan sát rộng hơn.
Măi đến năm 2003, Mỹ mới tung ra loại tên lửa AIM-9X có tính năng khai hỏa tương tự. Chiếc MiG-29 cũng có một số điểm yếu như không cho phi công biết t́nh h́nh khí động học, nhiệt độ bên ngoài hoặc máy bay đang ở đâu. Phi công thậm chí phải dùng bản đồ giấy để xác định vị trí của ḿnh.
Cũng vào năm 1997, Israel mượn được 3 chiếc MiG-29 trong vài tuần từ một quốc gia ở Đông Âu. Israel cho rằng đây là “cơ hội ngàn vàng” để đánh giá mẫu chiến đấu cơ Nga rơi vào tay các nước Ả Rập như Iraq và Syria.
Phi công Israel sau đó nói chiếc MiG-29 hoạt động hết sức ấn tượng, rất dễ lái và có hệ thống hỗ trợ hạ cánh, giúp phi công giảm bớt áp lực. “Tính năng đó chưa từng được trang bị cho các máy bay phương Tây ở thời điểm đó”, tạp chí IAF viết.
Một phi công Israel c̣n kết luận rằng chiếc MiG-29 “có năng lực vượt trội hơn một chút so với mẫu F-15 và F-16 của Mỹ”. “MiG-29 hoạt động rất ấn tượng, động cơ mạnh mẽ. Nếu rơi vào tay một phi công dày dạn kinh nghiệm th́ đây là đối thủ rất xứng tầm”.
Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn c̣n sử dụng MiG-29, đa phần ở Đông Âu, Trung Đông và Nam Á. Triều Tiên sở hữu 35 chiếc MiG-29 và là máy bay hiện đại nhất trong biên chế không quân nước này.
Không quân Nga hiện có 256 chiếc MiG-29S phiên bản cải tiến, mỗi chiếc trị giá 22 triệu USD.