VBF-Những chiêu tṛ lừa đảo mua nhà đất luôn là vấn đề nóng hổi. Dưới đây là một số việc bạn nên cân nhắc trước khi mua nhà hay đất. Nếu nằm trong diện giải tỏa th́ bạn đă bị lừa, nhiều khi c̣n mua nhầm đất tranh chấp....
Nhiều gia chủ mua đất, lên kế hoạch làm nhà chi tiết nhưng không quan tâm tới cơ sở hạ tầng xung quanh. Ảnh minh họa: Cát Mộc.
Cách đây nhiều năm, chị Loan quyết định mua một khu đất ở vùng ven Sài G̣n. Chị dự định khi nghỉ hưu sẽ cùng chồng rời trung tâm về đây tận hưởng cuộc sống thanh b́nh, tĩnh lặng. Khu đất rộng 1.000m2 có địa thế đẹp với một con sông nhỏ sau nhà, phía trước là con đường 12m song song với rạch nước rộng tầm 5m.
Bận rộn công việc nên măi tới năm 2006, chị Loan mới tính tới chuyện xây nơi ở mới. Chị định làm nhà trên mặt bằng 300m2, phần diện tích c̣n lại sẽ bố trí vườn cây. Thích kiến trúc kiểu Nhật nên chị tính sẽ làm nhà 2 tầng mang phong cách tương tự, trong khuôn viên cũng sẽ có những lạch nước nhỏ để nuôi cá, bố trí nhiều loại cây, hoa phù hợp.
Sau đó, chị Loan thuê một công ty kiến trúc để hoàn thành bản vẽ chi tiết cho công tŕnh. Ưng ư với đề xuất và giải pháp của kiến trúc sư, chị chốt phương án cuối và trả 160 triệu tiền thiết kế. Gia đ́nh cũng đă hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, tiến hành san lấp cả ngh́n m2 mặt bằng.
Khu đất nhà chị Loan nằm ở một ốc đảo thưa dân, chưa có nhà xây dựng kiên cố. Đường duy nhất để tiếp cận khu vực này là đi qua một cây cầu bắc ngang con rạch. Thời điểm đó, cầu bắc tạm bợ, chỉ đủ an toàn cho xe máy, xe đạp và người đi bộ. Bởi vậy, chị Loan quyết định đầu tư tiền làm một cây cầu kiên cố hơn để xe ôtô có thể đi lại. Như vậy, gia đ́nh chị mới có thể lưu thông dễ dàng và vận chuyển vật liệu xây dựng nhanh chóng.
Tuy nhiên, kế hoạch không thuận lợi như gia đ́nh dự tính mà vấp phải sự phản đối dữ dội của gia đ́nh ở phía bên kia cầu. Người hàng xóm - cũng sở hữu khu đất lớn - nhất quyết không cho bắc cầu kiên cố v́ họ nói "cây cầu chĩa thẳng vào nhà sẽ khiến gia đ́nh tôi gặp xui xẻo".
Mảnh đất nhà hàng xóm có mặt tiền rộng đối diện rạch nước, nên cầu xây ở khu vực nào cũng sẽ đâm thẳng vào nơi ở của họ. Chị Loan không biết làm sao để tránh được sự phản đối của gia đ́nh này. Chị đề nghị đền bù một khoản tiền nhưng hàng xóm cũng không đồng ư.
Quá mệt mỏi sau hơn 2 năm tranh chấp, chị Loan quyết định bán lại khu đất và tạm biệt ước mơ có ngôi nhà lư tưởng ở đây.
Cũng lâm vào cảnh mua đất không t́m hiểu kỹ, anh Vỹ (huyện B́nh Chánh, TP.HCM) phải bán rẻ để đi t́m nơi ở khác. Trước đó, anh mua lô đất 180m2 (6x30m) và háo hức chuẩn bị xây nhà. Chỉ tới khi đi xin phép xây dựng, anh mới biết đất nhà ḿnh nằm dưới đường dây điện 500 KV. Bởi vậy, anh không thể xây dựng nhà cao tầng như mong muốn. Không chỉ thế, khi sang các nhà lân cận hỏi thăm, anh c̣n phát hiện các thiết bị điện cũng bị ảnh hưởng như tivi nhiễu sóng, không rơ nét. Lay lắt suốt thời gian dài mua bán đất, anh chị vẫn chưa có chỗ định cư lâu dài.
Nhà anh Quang ở quận B́nh Tân (TP.HCM) mua nhà xây sẵn, có đầy đủ giấy tờ cũng gặp trắc trở v́ không t́m hiểu quy hoạch. Tới khi tháo dỡ nhà cũ và đi xin phép xây dựng, anh mới biết, ngôi nhà nằm trong diện quy hoạch mới, bị giải tỏa toàn bộ để mở đường.
KTS. Phạm Thanh Truyền cho biết, với hầu hết các gia đ́nh, việc mua nhà, đất là chuyện trọng đại. Số tiền bỏ ra không hề nhỏ, có thể là cả gia tài chắt chiu nhiều năm. Một số người thấy khu đất vuông vắn, có địa thế tốt, giá phải chăng nên vội vàng bỏ tiền ra mua mà không cân nhắc tới cơ sở hạ tầng xung quanh.
Trước khi mua nhà đất, gia chủ nên t́m hiểu mọi vấn đề liên quan như quy hoạch chung của khu, cơ sở hạ tầng. Mảnh đất cần nằm trong các khu đă được định làm nhà ở, có lối vào thuận lợi, đất cao ráo, ít úng ngập. Bạn nên t́m hiểu xem ḿnh có thể xây nhà có số tầng và diện tích như mong muốn không.
Ngoài ra, bạn cũng cần t́m hiểu mặt bằng dân trí trong khu vực, an ninh có đảm bảo không. Khi xây nhà sẽ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường xung quanh, đặc biệt là những người hàng xóm. Sau khi chắc chắn mọi yếu tố trên, bạn mới nên bỏ tiền ra mua đất và thiết kế, xây nhà.