Chị sang Pháp với tấm bằng đại học ở Việt Nam. Tấm bằng này không hề có giá trị khi sang nước ngoài. Chị Hồng Nhung phải mất đến 16 năm ‘rải đơn tìm việc khắp Paris’ với nhiều nghề để tồn tại.
Chị Hồng Nhung, 47 tuổi, kết hôn với kỹ sư đường sắt người Pháp gốc Việt hơn chị 16 tuổi năm 2002. Chị hiện sống ở ngoại ô Paris cùng chồng và 2 con gái. Dưới đây là chia sẻ của chị về những năm tháng vất vả ḥa nhập xứ người, trước khi có cuộc sống ổn định như hiện tại:
Tôi và anh kết hôn cuối tháng 10/2002 sau hơn 3 năm yêu xa. Sau hôn lễ, anh đưa tôi và con gái riêng sang Pháp định cư. Tôi vẫn c̣n nhớ rơ đó là những ngày đông lạnh giá, tuyết phủ trắng đường.
Tôi không muốn ở nhà ăn bám chồng, nên cố gắng t́m việc làm ngay, song song với việc học tiếng Pháp từ một ngôi trường dành cho những người mới nhập cư. Khi c̣n ở Việt Nam đợi chờ người yêu, tôi vừa bán hàng mỹ nghệ trên phố cổ, vừa tranh thủ đi học tiếng Pháp khoảng gần 2 năm. Nhưng học mà không có hành cũng như chỉ nước đổ lá khoai. Mỗi khi phải nghe điện thoại ở nhà tôi lại run bắn cả người, ra đường thấy người ta bắt chuyện cũng thích nghe lắm mà chẳng hiểu ǵ.
Chị Hồng Nhung hạnh phúc bên chồng và hai con gái.
Tôi may mắn được một người bạn quen khi c̣n ở Việt Nam giới thiệu đi làm ở một nhà hàng châu Á do người Pháp quản lư. Khi ấy, tôi mới qua được có hơn một tháng, tiếng Pháp nói bập bẹ, chưa có kinh nghiệm làm phục vụ bao giờ, tấm bằng ĐH Văn hóa của tôi sang đây không có tác dụng, họ cũng không chấp nhận, nên tôi bắt đầu mọi thứ từ con số 0. Tôi lóng ngóng khi bê 3,4 đĩa thức ăn cùng lúc, tác phong chậm chạp, không biết sử dụng các loại máy tính tiền, máy thu tiền, máy pha cafe, máy xay hoa quả…. Kết quả, tôi bị cho nghỉ việc ngay tuần đầu.
Mấy ngày sau, một người bạn khác lại giới thiệu tôi đi làm cho nhà hàng Việt Nam ở ngay gần tháp Eiffel. Tôi lại hăm hở đi với bao kỳ vọng. Tôi làm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều, về nhà vội vội vàng vàng nấu ăn, chuẩn bị cho bữa tối 2 cha con. 18 giờ tôi lại lên metro trở lại nhà hàng làm đến 23 giờ đêm mới về. Thế nhưng được 2 tháng th́ họ sa thải tôi. Họ tuyển được người phục vụ bàn nói tiếng Pháp giỏi hơn và nhanh nhẹn hơn tôi.
Sau khi ra khỏi nhà hàng, tôi chưa về nhà ngay mà lang thang ra bờ sông Seine. “Sao bản thân ḿnh vô dụng thế? Liệu ḿnh có thể sống trên đất Pháp này không? Ḿnh sẽ nói ǵ với gia đ́nh và bạn bè khi mà mới đi làm đă mất việc”… bao nhiêu câu hỏi dồn dập trong đầu. Tôi khóc nức nở như cô học tṛ bị điểm kém.
Sau đó, tôi tiếp tục để con gái 6 tuổi ở nhà một ḿnh để đi kiếm việc làm. Tôi đă cầm gần 20 lá đơn xin việc đi rải ở khắp các quán cafe ở Paris nhưng không nơi nào có hồi âm. Tôi khi đó chưa có điện thoại di động, con gọi đến chỗ làm cũ không được, không biết t́m mẹ ở đâu nên cuống quưt chạy qua nhà hàng xóm nhờ t́m mẹ. Về nhà thấy con khóc nức nở, tôi thấy xót xa vô cùng, nhưng vẫn quyết tâm t́m việc.
Một tuần liền tôi cứ đi và đi vô định như thế. Dù chồng nói tôi cứ ở nhà, anh sẽ cố lo đủ cho hai mẹ con, bản thân tôi vẫn không cho phép ḿnh như thế. Tôi không muốn sống dựa vào anh, tôi không muốn sống cả ngày trong 4 bức tường nhàm chán.
Cuối tuần hay có dịp đặc biệt, chị Nhung “còng lưng” gói nem và bánh chưng để kiếm thêm thu nhập.
Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng tôi cũng xin được vào làm ở một nhà hàng Trung Quốc. Tôi được trả lương SMIC, có nghĩa là lương tối thiểu cho người lao động giản đơn và các loại bảo hiểm, khi đó khoảng gần 1.000 euro/tháng. Chi phí thuê nhà đã hết tới 800 euro/tháng, cộng thêm tiền điện nước là vừa hết số tiền tôi kiếm được. Tiền của chồng tôi để trả tiền sinh hoạt và mọi chi phí khác. Anh còn phải gửi tiền chu cấp cho con gái riêng, và trả nốt số nợ khi mua nhà với người vợ cũ. Chúng tôi không để ra được nhiều, vì thế hai vợ chồng quyết tâm phải dành tiền để mua nhà, sống thật tiết kiệm.
Tôi làm ở nhà hàng này hơn 3 năm th́ sinh cháu thứ hai. Tôi nghỉ sinh được mấy tháng là xin gửi con vào nhà trẻ để tiếp tục đi làm. Tôi làm nhiều công việc khác nhau, ở nhà hàng nửa ngày, chiều làm giúp việc theo giờ cho những người già sống một ḿnh, đôi khi tối c̣n đi làm soát vé bóng đá ở sân vận động… Cuối tuần hay bất cứ có dịp ǵ, tôi tranh thủ làm thêm những món ăn Việt như bánh chưng, nem để bán kiếm thêm thu nhập. Thường xuyên về nhà lúc một, hai giờ đêm, chân tay mỏi nhừ, nhưng tôi vẫn vui v́ kiếm ra tiền.
Năm ngoái, tôi xin đi học Trung cấp ngành dịch vụ khách sạn. Tôi học 8 tháng chuyên tu, thi đỗ điểm cao và xin thực tập ở khách sạn ở gần nhà. Nhờ chăm chỉ, chịu khó lại tươi cười nên sau 2 tháng thực tập, tôi được nhận làm việc tại đó luôn.
Lúc đầu, ban giám đốc cũng băn khoăn v́ thấy tôi chưa thạo việc, nói tiếng Pháp chưa chuẩn, viết thư hay văn bản c̣n mắc lỗi chính tả… nhưng v́ tôi có thái độ làm việc nghiêm túc, đúng giờ và cầu thị, nên tôi đă được kư hợp đồng làm việc dài hạn. Hiện giờ, công việc của tôi là làm lễ tân khách sạn, thu nhập ổn định và có chế độ tốt.
Chồng là người luôn động viên, giúp chị Nhung chăm sóc, dạy dỗ các con khi chị bận việc.
Năm 2012, chúng tôi đă mua được nhà riêng, một ngôi nhà vườn rộng răi cách thủ đô Paris hơn 10 km. Dù c̣n phải trả nợ 7 năm nữa nhưng tôi vẫn hạnh phúc v́ những ǵ đă có. Cuối tuần rảnh rỗi, chúng tôi lại cùng nhau dậy sớm, cùng các con chăm sóc khu vườn nhỏ với đầy đủ các loại hoa. Chúng tôi cũng thường xuyên rủ bạn bè đến nhà tụ tập, tổ chức lễ hội hóa trang, tiệc nhỏ ngay tại nhà để thay đổi không khí.
Nếu ai có hỏi tôi rằng: Hạnh phúc đến từ đâu trên đất Pháp? Tôi sẽ trả lời không cần đắn đo: Hạnh phúc đến từ t́nh yêu, chung thuỷ và nghị lực. Tôi muốn chia sẻ cuộc sống của mình để nhiều người hiểu rằng lấy chồng, định cư nước ngoài không phải ai cũng sướng. Dù ở đâu, làm gì, phải chăm chỉ, nỗ lực mới có được thành quả xứng đáng.