VBF-Lịch sử th́ chắc ai cũng hiểu qua về Chiến Tranh Việt Nam, nhưng lịch sử không dừng lại. Hăy hiểu rằng những hậu quả chiến tranh gây ra mới là những ǵ đáng nói. Nhiều sách vở không có nói hết về những người di dân sau khi phải rời bỏ Việt Nam ra đi. Họ là những ai và có phải là di dân hợp pháp tại Hoa Kỳ?
Buổi họp bỏ phiếu quyết định thành phố Westminster tham gia vào nhóm các thành phố thuộc Quận Cam chống lại đạo luật “Tiểu Bang Trú Ẩn” của California vào chiều tối ngày 11/04 là một sự kiện rất đặc biệt. Những ai đă đến tham dự buổi họp này sẽ có được kinh nghiệm về sự đụng độ giữa các nhóm tả khuynh-hữu khuynh, đă từng xảy ra vào năm ngoái ở các tiểu bang miền Đông, làm xáo trộn t́nh h́nh chính trị của nước Mỹ.
Ở một thành phố nhỏ tương đối hiền ḥa, đa sắc tộc, là nơi có Little Saigon thủ đô của Người Việt tị nạn như Westminster, những ǵ đă xảy ra là hiếm thấy. Cảnh tượng hai phe biểu t́nh chống và ủng hộ “Tiểu Bang Trú Ẩn” la ó, công kích lẫn nhau xảy ra từ bên ngoài đến tận bên trong pḥng họp. Có thể ghi nhận là sự đối đầu giữa hai màu đỏ – vàng. Màu đỏ của những chiếc mũ đỏ với ḍng chữ “Make America Great Again”, và những chiếc khăn vàng quấn trên cổ, trên cánh tay của những người mang biểu ngữ “người tị nạn không phải là tội phạm”. Cũng có thể ghi nhận là sự đối đầu giữa trắng – vàng, khi đại đa số những người chống là người Mỹ trắng, c̣n đa số những người ủng hộ là người Việt da vàng. Cũng có thể là sự đối đầu giữa già –trẻ, khi nhiều người chống là những người lớn tuổi, c̣n nhiều người ủng hộ là giới học sinh, sinh viên gốc Việt. Có các em học sinh trung học gốc Việt tham gia biểu t́nh, lên phát biểu trong cuộc họp để ủng hộ việc bảo vệ di dân.
Cả hai phía đều đưa ra những luận điểm bảo vệ quan điểm của ḿnh khá thuyết phục. Đó là nét đẹp của nền chính trị Hoa Kỳ, khi mà vấn đề nào cũng được nh́n từ nhiều góc cạnh. Ai cũng có điểm đúng, điểm sai, nên lắng nghe từ nhiều phía. Nước Mỹ hùng mạnh một phần cũng nhờ sự dân chủ, b́nh quyền này.
Thành phố Westminster đă bỏ phiếu chống lại đạo luật “tiểu bang trú ẩn”. Nhưng chuyện ai thắng, ai thua vẫn chưa ngă ngũ. Bởi v́ tiến tŕnh kiện tụng giữa liên bang và tiểu bang chung quanh đạo luật này sẽ c̣n kéo dài. Chuyện thắng thua sẽ phải lên đến Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ giải quyết. Thành phố Westminster cũng sẽ không tham gia vụ kiện, v́ sợ tốn chi phí của cư dân. Do đó, quyết định của thành phố chỉ mang tính “biểu tượng”. Trong quyết định mang tính “biểu tượng” đó, có hai nghị viên gốc Việt bỏ phiếu chống lại đạo luật.
Như đă nói trên, chuyện đúng sai của đạo luật này là một vấn đề phức tạp, đang c̣n tranh căi giữa những nhà làm luật chuyên nghiệp trên toàn cơi Hoa Kỳ. Trong phạm vi của bài viết này, người viết chỉ thu gọn góc nh́n vấn đề của một người Việt tị nạn. Bởi v́ người viết cũng là một di dân gốc Việt hợp pháp vào Hoa Kỳ.
Một luận điểm của hầu hết những người lên phát biểu chống lại đạo luật “Tiểu Bang Trú Ẩn”, đó là họ muốn mọi người tôn trọng luật pháp tại Hoa Kỳ. Tiểu bang chống lại liên bang là vi hiến. Thị trưởng Trí Tạ cũng nói thành phố Westminster phải được điều hành bằng luật pháp, chứ không thể bằng t́nh thương. Hoàn toàn đồng ư. Nhưng luật nào? Luật liên bang? Luật tiểu bang? Luật thành phố? Luật pháp Hoa Kỳ có một điểm đặc biệt, đó là mỗi thành phố, mỗi tiểu bang có luật riêng, chứ không chỉ có luật liên bang áp dụng cho toàn quốc. 100 năm sau ngày nội chiến Hoa Kỳ kết thúc, người da đen vẫn chưa được thực sự b́nh đẳng với người da trắng cũng bởi đặc điểm này. Cho dù người da đen đă có quyền hiến định, nhưng các tiểu bang Miền Nam đă đưa ra áp dụng những luật lệ riêng của ḿnh, để tiếp tục phân biệt đối xử với người da đen, không cho họ quyền đi bầu, không cho họ được đi học chung trường với người da trắng. Đó là các loại luật như Equal but Seperate (bị tách riêng nhưng vẫn b́nh đẳng), Poll Taxes (phải đóng thuế mới được đi bầu), Literacy Tests (phải biết đọc biết viết mới được đi bầu), Grandfather Clause (thế hệ ông đi bầu mới được đi bầu)… Phải đến khi ông tổng thống Cộng Ḥa Lyndon Johnson kư Đạo Luật Civil Rights Act vào năm 1964, người da đen mới được b́nh đẳng như ngày hôm nay.
Một thí dụ nữa về sự khác biệt giữa luật thành phố và liên bang, rất gần gũi với Người Việt Tị Nạn, đó chính là h́nh ảnh lá Cờ Vàng vẫn tung bay ở các thành phố đông đảo người Việt sinh sống, trong đó có thành phố Westminster. Chính quyền CSVN sau nhiều cố gắng chống phá, đă đành bất lực nh́n là Cờ Vàng vẫn cứ tồn tại trên đất Mỹ. Đó là do mỗi thành phố ở Hoa Kỳ có luật lệ riêng, không nhất thiết phải theo liên bang. Ở những nơi chốn ngoại giao, cờ đỏ CSVN được phép xuất hiện. Nhưng ở những thành phố có đông cư dân người Việt sinh sống, lá cờ này làm người dân gốc Việt trong thành phố cảm thấy bất an, v́ nó tượng trưng cho bạo lực, độc tài. Với lư do này, thành phố cho phép cư dân cộng đồng Người Việt Tị Nạn sử dụng lá cờ Vàng của ḿnh, biểu tượng cho sự Tự Do. Thành phố có quyền làm như vậy, mà luật liên bang cũng không thể can thiệp.
Nói như vậy để thấy, lấy lư do “tôn trọng pháp luật” để không ủng hộ luật “Tiểu Bang Trú Ẩn” là không thuyết phục lắm.
Thị trưởng Trí Tạ kể lại kêu chuyện ông là một người di dân theo diện đoàn tụ. Chú (bác) của ông vượt biên, sau đó bảo lănh gia đ́nh ông sang định cư ở Hoa Kỳ, hoàn toàn hợp pháp. Do đó ông ủng hộ di dân hợp pháp, chứ không ủng hộ di dân bất hợp pháp. Trường hợp của ông là một thí dụ chính xác. Nhưng trường hợp của chú (bác) của ông, và những người vượt biên khác th́ sao? Họ khởi điểm đều là di dân bất hợp pháp! Trở lại những năm tháng đau buồn của dân tộc Việt Nam bắt đầu từ cuối thập niên 1970s, khi mà hằng triệu người lũ lượt ra đi để trốn chạy thảm họa cộng sản. Chính quyền CSVN gọi họ là “những đứa con phản quốc”. Cộng đồng quốc tế chưa có quốc gia nào công nhận họ là “di dân hợp pháp” cả. Phải đến khi hàng trăm ngàn người Việt đến tạm cư tại các trại tị nạn Mă Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân…, hằng trăm ngàn người khác bỏ mạng sống trên biển, th́ quốc tế mới nhận ra đó là thảm họa nhân đạo! Từ đó, các hội nghị quốc tế mới nhóm họp, t́m cách giải quyết thảm họa này, bằng cách chia nhau ra để tiếp nhận người tị nạn, sau khi đă thanh lọc, xác định họ đủ qui chế tị nạn. Lúc đó, lấy qui định nào để các quốc gia Úc, Canada, Châu Âu… đón nhận những người Việt tị nạn? Chỉ là ḷng nhân đạo! Riêng đối với Hoa Kỳ- quốc gia đồng minh đă bỏ rơi Miền Nam Việt Nam, gián tiếp tạo nên thảm họa- đă đón nhận nhiều người Việt hơn. Và Mỹ c̣n bắt đầu chương tŕnh ODP (ra đi có trật tự), để ngăn cản người Việt đừng t́m cách bỏ nước ra đi bất hợp pháp. Hàng triệu người Việt thuộc các diện HO, bảo lănh đoàn tụ… đă lần lượt sang Mỹ, trong đó có thị trưởng Trí Tạ.
Kể lại chuyện xưa, để thấy rằng những người Việt di dân bất hợp pháp đă làm nền tảng cho những người di dân hợp pháp sau này. Một trong những điểm khác nhau giữa “người Việt di dân bất hợp pháp” thời đó, và những người di dân Trung Nam Mỹ “bất hợp pháp” ngày nay, đó là Việt Nam không có biên giới chung với Hoa Kỳ và các quốc gia tiếp nhận khác. V́ vậy, người Việt đă phải trốn chạy sang các quốc gia láng giềng để tạm dung, và chờ đợi được qui chế tị nạn. Nếu vào thời điểm đó, Mă Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân đều đồng loạt đuổi tất cả những thuyền nhân Việt Nam ra biển v́ họ là “di dân bất hợp pháp”, th́ không biết ngày nay cộng đồng người VIệt ở hải ngoại sẽ ra sao? Và thảm họa nhân đạo về người tị nạn Việt Nam sẽ c̣n khủng khiếp đến mức nào?
Hoa Kỳ, một quốc gia có chủ quyền lănh thổ (như những người chống di dân đă đưa ra) có toàn quyền ngăn chận, hoặc hạn chế những di dân này. Điều này tùy theo hoàn cảnh quốc gia trong từng giai đoạn, tùy theo quan điểm của chính phủ cầm quyền… Nhưng chỉ đứng trên quan điểm một người Việt tị nạn, mà chống lại “người di dân bất hợp pháp” là không ổn. Có lẽ v́ vậy, mà các bạn trẻ Việt Nam đă dùng biểu ngữ “người tị nạn không phải là tội phạm”, hay “không giấy tờ không phải là tội phạm”. Những người ủng hộ “Tiểu Bang Trú Ẩn” đă dùng từ “undocumented” thay cho từ “illegal” đối với những di dân bị cho là “bất hợp pháp”.
Nhắc đến các bạn trẻ sinh viên học sinh Việt Nam có mặt trong ngày hôm đó, một người lớn tham dự đă thốt lên lời cảm phục. Các em đă dũng cảm đối đầu với những người Mỹ trắng lớn tuổi có quan điểm khác biệt với ḿnh. Có em học sinh trung học cũng mạnh dạn vào trong pḥng họp nói lên chính kiến của ḿnh. Nếu các em sinh sống ở một tiểu bang khác, một thành phố khác, nơi mà môi trường sống không đa sắc tộc, đa văn hóa như vùng Little Saigon, chưa chắc các em đă trưởng thành đến như vậy. Chỉ tiếc là các em đă không thành công ở thành phố Westminster lần này. Nhưng hành động của các em đă trở thành “biểu tượng” cho cộng đồng Người Việt Tị Nạn ở vùng Little Saigon. Và chưa chắc các em đă chịu dừng ở mức “biểu tượng”. Các em c̣n trẻ. Sau này, các em sẽ tham gia vào chính trường, sẽ đi bầu và ra ứng cử. Lúc đó, các em có thể tham gia vào việc gây ảnh hưởng đến luật pháp của thành phố, của tiểu bang California, của Hoa Kỳ.
Đă gần nửa khuya, rời thị sảnh Westminster. Đi ngang qua Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ chỉ cách đó một góc đường. Thấy lá Cờ Vàng, “biểu tượng” của Người Việt Ti Nạn vẫn tung bay trên thành phố Westminster. Người viết bài này- một người di dân hợp pháp- chợt nhủ thầm, nếu có phải có một sự chọn lựa dù chỉ mang tính “biểu tượng”, th́ đó sẽ là sự lựa chọn đứng về phía người di dân, cho dù là họ hợp pháp hay chưa hợp pháp. Bởi v́, đó chính là “căn cước tị nạn” của chính ḿnh…
Dân Việt
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)