Đó là ông Phạm Chí Cường. Ông đă bị Mỹ trục xuất về Việt Nam. Cuộc sống của ông tại quê hương thật đau ḷng ‘không nghề, không tiền’.
Phải tới khi ông Phạm Chí Cường nh́n thấy chiếc máy bay chờ trục xuất ḿnh khỏi nước Mỹ làm ông suy sụp khi bị đưa trở về Việt Nam, đất nước mà ông đă trốn chạy vào năm 1990.
Theo hăng tin Reuters, trước đó ông Cường và ít nhất ba người bị trục xuất khác đă sống ở nước Mỹ trong nhiều thập kỷ cho tới khi bị trục xuất về Việt Nam vào tháng 12/2017, theo chính sách hạn chế nhập cư của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm trục xuất những người di cư đă phạm pháp ở Mỹ.
Việc trục xuất được thực hiện dù theo một hiệp định song phương được kư vào năm 2008 rằng người nhập cư từ Việt Nam đến nước Mỹ trước 1995 sẽ không bị trục xuất. Phần nhiều trong số đó là những người theo chính quyền miền Nam Việt Nam được Mỹ hậu thuẫn.
Phóng viên Reuters trong tuần này đă gặp ông Cường và những người bị trục xuất khác ở thành phố Hồ Chí Ḿnh, họ cho biết đă bay trong 1 chuyến bay dài 17 tiếng trong sự im lặng ép buộc, tay và chân bị trói.
Ông Bùi Thanh Hùng (trái), ông Phạm Chí Cường (giữa) và Luật sư Tín Nguyễn tại một quán cafe ở Tp. HCM, ngày 19/4/2018.
Tất cả những người được phỏng vấn đều than phiền rằng ḥa nhập với cuộc sống mới ở Việt Nam thật là khó khăn. Họ bị cán bộ Việt Nam nh́n với con mắt nghi ngờ và gặp nhiều trở ngại khi t́m việc làm.
Bỏ lại vợ con ở thành phố Orland, Florida, ông Cường nói: “Nếu quư vị hỏi tôi rằng Tôi có muốn trở về Mỹ không? Tôi sẽ trả lời là có, nhưng tôi không biết làm cách nào.”
Một người khác, yêu cầu không tiết lộ danh tính và chỉ cho biết ông họ Nguyễn, nói với Reuters rằng cán bộ công an địa phương đă tra hỏi ông rằng có phải ông về Việt Nam để làm việc cho CIA hay không.
Ông nói rằng ông đă bị trục xuất về vịnh Cam Ranh, nơi mà ông đă chạy trốn sau cuộc chiến tranh v́ mối quan hệ của gia đ́nh ông với phe thua cuộc, ‘Tôi đă tháo chạy khỏi nơi đó’, ông Nguyễn nói.
“Thời đó có rất nhiều người Mỹ tới, gia đ́nh tôi làm thuê cho họ” ông Nguyễn nói thêm. “Ông chú của tôi đă thiệt mạng trong cuộc chiến, ông là một người lính của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa.”
Không rơ có bao nhiêu người nhập cư từ Việt Nam tới Mỹ trước 1995 bị trục xuất giống như ông Nguyễn và ông Cường, nhưng chính sách mới của ông Trump nhằm trục xuất thêm hàng ngàn người như vậy, cựu đại sứ của Hoa Kỳ ở Việt Nam cho Reuters biết trong một buổi phỏng vấn tuần trước.
Trong khi đó Việt Nam lại miễn cưỡng tiếp nhận người bỏ trốn đất nước trước năm 1995.
Theo một tuyên bố của ICE, trong số 8,600 người gốc Việt ở Mỹ bị Cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) đưa vào danh sách bị trục xuất vào tháng 12 năm ngoái, có đến “7.821 người có tiền án, tiền sự.”
ICE cũng cho rằng họ không thể đưa ra con số người nhập cư trước năm 1995 sắp bị trục xuất là bao nhiêu.
Ṭa Bạch Ốc đă từ chối b́nh luận về việc trục xuất những người gốc Việt. Nhưng chính quyền của ông Trump nói rằng Việt Nam cùng 8 quốc gia khác đă “ngoan cố” v́ muốn chống lại việc tiếp nhận người nhập cư này.
Trang Catholic News Agency hôm 19/4 cho biết hàng ngàn người nhập cư Việt Nam tại Hoa Kỳ, những người trước đây được bảo vệ theo hiệp định năm 2008, có thể phải đối mặt với việc bị giam giữ và trục xuất trong những tháng tới.
Phân biệt đối xử và áp bức
Ông Cường là một người con lai, bố ông là một quân nhân nhân Mỹ từng đóng quân ở Sài G̣n trong cuộc chiến. Sau cuộc chiến, những người con lai như ông đă bị sách nhiễu và phân biệt đối xử.
Ông không được đi học mà phải đi làm ruộng. Cho tới khi chương tŕnh con lai mở ra vào năm 1990, ông được cơ hội sang Mỹ định cư.
Nhưng dù là con của một người cha quốc tịch Mỹ và có 3 người con mang quốc tịch Mỹ ở bang Florida, ông Cường vẫn chưa có quốc tịch Mỹ.
Ông Cường nói rằng nhập tịch cũng chưa cần thiết, v́ ông đă nhập cư Mỹ hợp pháp, và được phép đi làm. Nhưng vào năm 2000, ông bị buộc tội hành hung và phải đi tù 18 tháng. Vào năm 2007, ông cũng bị phạt một năm thử thách v́ lái xe khi trong người có rượu.
Cả 2 lần phạm pháp, ông Cường bị cảnh cáo rằng các tội mà ông mắc phải có thể sẽ khiến ông bị trục xuất theo luật của Mỹ, nhưng khoảng thời gian đó Việt Nam chưa tiếp nhận người bị Mỹ trục xuất.
Vào năm 2008, ông Cường cảm thấy nhẹ người khi mà hiệp định song phương Việt-Mỹ về việc hồi hương cho người gốc Việt không áp dụng cho những người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995.
Sau những lần bị bắt, ông Cường phải thường xuyên tŕnh diện với cơ quan ICE, và không c̣n gặp trở ngại nữa.
Ông làm đầu bếp sushi và nuôi dưỡng con trai ăn học trong 3 năm học cao đẳng.
Thế nhưng vào tháng 10 năm 2017, ông đă bị đưa tới trại tạm giam của cơ quan ICE và 2 tháng sau đó th́ bị đưa lên máy bay về Việt Nam.
Bị sốc hoàn toàn
Một người bị trục xuất khác, ông Bùi Thanh Hùng, sinh năm 1973, cũng là một người con lai Mỹ. Cả người mẹ Việt và người cha là lính Mỹ của ông đă chết trong cuộc chiến.
Ông Hùng bị buộc tội bạo hành gia đ́nh vào năm 2010 dù ông đă bào chữa rằng ông làm như vậy v́ bà vợ đă ngoại t́nh. Ông phải đi tù 6 năm, và vào năm ngoái ông được thả ra nhưng lại bị đưa vào trại tạm giam của cơ quan ICE và bị trục xuất vào tháng 12 năm ngoái.
Ông Hùng nói: “Ở đây, tôi không có việc làm, không người giúp đỡ, không nhà cửa.” Ông cho biết rằng ông tạm thời phải ở nhờ những người ông mới quen giúp đỡ.
Nhiều người ủng hộ người nhập cư lên tiếng rằng tại sao Hoa Kỳ lại lơ là đến những người con lai như ông Hùng và ông Cường, bởi v́ họ có cha là người Mỹ và đă phải chịu sự phân biệt đối xử thời hậu chiến.
Ông Tín Nguyễn, một luật sư người Mỹ nhận định về chính sách trục xuất đang diễn ra: “Cộng đồng người Đông Nam Á chúng tôi đă bị sốc nặng.” Ông Nguyễn đă t́nh nguyện cùng với hội luật sư phi lợi nhuận của cộng đồng người nhập cư Đông Nam Á đứng ra hỗ trợ những người bị trục xuất.
“Cứ như họ đă quên cuộc chiến tranh ở Việt Nam vậy.”
Ông Cường và ông Nguyễn đă bị trục xuất cùng 30 người gốc châu Á khác, họ bị đưa lên cùng một chuyến bay đă hạ cánh ở Myanmar và Campuchia, sau đó tới địa điểm cuối cùng là Việt Nam.
Giờ đây khi quay trở về đất nước nơi mà họ từng chạy trốn, họ nói rằng không được chính quyền Việt Nam trợ giúp ǵ nhiều, trong khi t́m công ăn việc làm lại rất khó khăn.
“Tôi không kiếm ra tiền”, ông Cường nói. “Ngoài vợ tôi thỉnh thoảng gửi về vài trăm đôla, không ai giúp đỡ tôi cả, không giúp ǵ hết.”