Một nhân vật lịch sử Việt Nam là chứng minh điển h́nh trong việc gạt bỏ thù riêng, v́ nước mà ra sức chống kẻ địch, thậm chí hợp tác với cả kẻ thù "riêng" của ông.
Nhân vật lịch sử này không ai khác là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Người đă không để thù riêng lớn hơn thù chung như MC trung tâm Thúy Nga Nguyễn Ngọc Ngạn lập luận, trong một lần, được Kỳ Duyên tung video lên mạng sau cuộc biểu t́nh chống trung tâm nay.
Trần Quốc Tuấn?
Năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ là Thuận Thiên Công chúa (chị của Lư Chiêu Hoàng) cho em ruột là vuaTrần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đă có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lư Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm ǵ được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Trần Liễu nhưng Thái Tông lấy thân ḿnh che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang ḷng hậm hực, Trần Liễu t́m khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăn trối rằng: "Con không v́ cha lấy được thiên hạ, th́ cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi để trong ḷng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở ḿnh, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăn trối để ḍ ư hai thuộc tướng thân tín là Dă Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quư một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quư hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Dù cha ông có hiềm khích lớn với nhà Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo luôn đặt việc nước lên trên, một ḷng trung thành, hết ḷng pḥ tá các vua Trần đánh ngoại xâm cứu nước. Đối với lời dặn của Trần Liễu trước khi mất, Trần Quốc Tuấn từng vờ hỏi các con. Ông hỏi Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vương thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!". Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lăo làm ruộng, đă thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ". Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đă rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".
Hưng Vũ vương Nghiễn được lấy Công chúa Thiên Thụy, thế nhưng tướng Trần Khánh Dư lại thông dâm với Thiên Thụy, khiến nhà vua phải xuống chiếu trách phạt và đuổi Khánh Dư về Chí Linh v́ "sợ phật ư Quốc Tuấn". Tuy nhiên khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ 3, Trần Hưng Đạo đă gạt bỏ hiềm riêng, tin cậy "giao hết công việc biên thùy cho phó tướng Vân Đồn là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư" khi ông này được phục chức. Ngoài ra, khi soạn xong Vạn Kiếp tông bí truyền thư, th́ Trần Khánh Dư cũng là người được ông chọn để viết bài Tựa cho sách.