Vietbf.com - Báo Mỹ vừ dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết Trung Quốc âm thầm lắp đặt tên lửa hành trình YJ-12B và tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9B trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp phi pháp.
Các tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập - hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015
Động thái này, nếu được xác nhận, sẽ đánh dấu việc triển khai tên lửa đầu tiên của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, nơi một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam và Đài Loan, cùng tuyên bố chủ quyền.
"Đây sẽ là tên lửa đầu tiên trong quần đảo Trường Sa, hoặc là loại đất-đối-không, hoặc chống tàu biển," Greg Poling, chuyên gia Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế của Washington cho Reuters biết.
CNBC dẫn các nguồn tin giấu tên rằng theo đánh giá của tình báo Hoa Kỳ, các tên lửa đã được chuyển đến Đá Chữ Thập, Đá Xubi và Đá Vành Khăn trong vòng 30 ngày qua.
Bộ Quốc phòng Mỹ, vốn phản đối việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên các tiền đồn ở Biển Đông, cũng từ chối bình luận.
"Chúng tôi không bình luận về các vấn đề tình báo," một phát ngôn viên cho biết.
Giới chức Trung Quốc đã không đáp ứng yêu cầu bình luận.
Trung Quốc chưa hề đề cập đến việc triển khai tên lửa nhưng từng nói rằng các cơ sở quân sự của nước này ở Quần đảo Trường Sa hoàn toàn là vì lý do phòng thủ.
Trước đây, nếu anh là một trong những bên tuyên bố chủ quyền ... anh biết rằng Trung Quốc đang theo dõi mọi bước đi của anh. Bây giờ anh sẽ biết rằng anh đang hoạt động trong phạm vi tên lửa của Trung Quốc. Đó là một sự đe dọa khá mạnh mẽ.
Greg Poling, Chuyên gia Biển Đông tại CSIS ở Washington, Mỹ
Ông Poling nói thêm rằng sự triển khai đã được dự đoán trước từ khi Trung Quốc tiến hành xây dựng các nơi trú ẩn tên lửa trên các rặng san hô vào năm ngoái và đã triển khai các hệ thống tên lửa trên đảo Phú Lâm xa hơn ở phía bắc.
Vị chuyên gia của CSIS cho biết đây sẽ là một bước tiến lớn trên con đường thống trị Biển Đông, một tuyến thương mại toàn cầu quan trọng.
"Trước đây, nếu anh là một trong những bên tuyên bố chủ quyền ... anh biết rằng Trung Quốc đang theo dõi mọi bước đi của anh. Bây giờ anh sẽ biết rằng anh đang hoạt động trong phạm vi tên lửa của Trung Quốc. Đó là một đe dọa khá mạnh mẽ."
Ông Tập Cận Bình quan sát cuộc tập trận hải quân trên Biển Đông ở một địa điểm không được tiết lộ nhưng truyền hình Trung Quốc nói ông chỉ huy quân đội từ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh
CNBC cho biết tên lửa hành trình chống tàu biển YJ-12B cho phép Trung Quốc tấn công các tàu trong vòng 295 hải lý. Nó cho biết tên lửa tầm xa đất-đối-không HQ-9B có thể nhắm mục tiêu máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý.
Tháng trước, Đô đốc Hoa Kỳ Philip Davidson, được đề cử đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cho biết Căn cứ tác chiến Tiền phương (Forward Operating Base) của Trung Quốc ở Biển Đông có vẻ đã hoàn chỉnh.
"Điều duy nhất còn thiếu là các lực lượng được triển khai," ông nói. Khi những yếu tố này được bổ sung, "Trung Quốc sẽ có thể mở rộng ảnh hưởng hàng ngàn dặm về phía nam và bành trướng sức mạnh sâu vào châu Đại Dương."
Davidson cho biết Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ để thách thức sự hiện diện trong khu vực của Hoa Kỳ, và "dễ dàng áp đảo các lực lượng quân sự của bất kỳ phe tuyên bố chủ quyền nào khác ở Biển Đông."
"Trung Quốc hiện có khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi tình huống chỉ trừ chiến tranh với Hoa Kỳ," ông nói.
TQ: 'Quân sự hóa làm bất ổn khu vực'
Đầu tháng Ba, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: "Quân sự hóa chính là yếu tố gây bất ổn định nhất ở khu vực."
"Một số thế lực bên ngoài đang không tuân theo sự yên bình mà đang cố gắng gây ra rắc rối ở vùng biển bằng cách phô trương sức mạnh bằng các phi cơ chiến đấu và tàu quân sự," ông Vương Nghị nói tại một buổi họp báo hồi tháng Ba.
Ông nhấn mạnh rằng dù có những tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tăng cường tiến trình thảo luận Bộ quy tắc ứng xử, mở rộng sự hợp tác giữa các nước cùng bờ biển và khuyến khích hòa bình và hợp tác ở Biển Đông, theo tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.
Thế nhưng đến giữa tháng Tư, Trung Quốc lại xúc tiến một cuộc tập trận quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Hơn 10.000 binh sỹ hải quân, 76 máy bay chiến đấu và hạm đội gồm 48 tàu và tàu ngầm tham gia vào cuộc diễn tập với Chủ tịch Tập Cận Bình trực tiếp tham gia quan sát.
Campuchia thay thế TQ đàm phán với ASEAN về Biển Đông?
Campuchia có vẻ đang thay thế Trung Quốc trên bàn đàm phán với ASEAN về Biển Đông.
Sáu trên bảy điểm (từ 15 đến 20) liên quan đến tranh chấp Biển Đông đã bị xóa bỏ hoàn toàn tại trong bản Tuyên bố Ban đầu sau Hội nghị Thượng định thứ 32 của ASEAN hôm 28/4, theo tờ The Diplomat.
Điểm thứ 15 đề cập đến "sự tái xâm chiếm và quân sự hóa diện rộng ở khu vực" bị Campuchia và Malaysia phản đối.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ngoại trưởng Vương Nghị tại Hợp tác Tiểu vùng Mekong Mở rộng GMS-6 hồi 31/3.
Điểm thứ 16 thì đề nghị sự "tôn trọng hoàn toàn về quá trình pháp lý và ngoại giao" nhưng cũng bị Campuchia phản đối. Theo nhận định của ông Thayer, nếu điểm này được giữ lại thì sẽ đưa chính sách của ASEAN và tranh chấp Biển Đông tới quá trình pháp lý.
Điểm thứ 17 bao gồm một đề nghị từ phía Việt Nam và Philippines trong việc công nhận phán quyết của Tòa Trọng tà theo UNCLOS cũng bị xóa.
Campuchia, nước không có biên giới ở Biển Đông, luôn cho rằng Biển Đông không phải là một vấn đề của ASEAN vì đó là tranh chấp song phương.
Ông Thayer nhận định Campuchia không liên quan gì đến tranh chấp ở Biển Đông nhưng liên tục can thiệp hoặc ngăn chặn bất cứ ngôn ngữ nào mà Trung Quốc phản đối trên bàn đám phán với ASEAN, ông Thayer viết trong một bài viết khác trên tờ Diplomat hôm 28/4.
ASEAN một lần nữa cho thấy cách đồng thuận thông thường bằng cách loại bỏ hoàn toàn các điểm bất đồng giữa các nước thành viên.