Vietbf.com - Lần đầu tiên phi cơ ném bom của Trung Quốc hạ cánh trên vùng biển có tranh chấp ở Biển Đông sẽ gây thêm bất ổn trong khu vực này, khiến Việt Nam vừa lên tiếng yêu cầu Trung Quốc hăy chấm dứt cho phi cơ ném bom diễn tập cất và hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Tuần trước, Lực lượng Không quân Trung Quốc đưa tin một số phi cơ ném bom H-6K đă cất cánh và hạ cánh từ các đảo và băi đá ở Hoàng Sa trong một cuộc diễn tập quân sự.
Động thái này khiến Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo mới về ổn định trong khu vực, trong khi Philippines tuy bày tỏ 'quan ngại nghiêm trọng' nhưng không lên án hành động của Trung Quốc.
Ngày 21/5/2018, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước động thái này của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói:
"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lư và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Một phi cơ ném bom H-6K được cho là đă hạ cánh trên đảo Phú Lâm
"Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đă vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá tŕnh đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC), làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy tŕ môi trường ḥa b́nh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên, không được tiến hành quân sự hóa, nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC)", bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm.
Cũng hôm thứ Hai 21/5, người phát ngôn của Tổng thống Philippines ông Harry Roque nói nước này đă có "hành động ngoại giao phù hợp" trước t́nh h́nh ở Biển Đông.
Philippines không thể kiểm chứng một cách độc lập sự hiện diện của phi cơ ném bom Trung Quốc ở vùng biển có tranh chấp trên Biển Đông, ông Roque cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
"Nhưng chúng tôi đă lưu ư các tin tức được đưa và chúng tôi một lần nữa bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về ảnh hưởng của việc này tới nỗ lực duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực," ông Roque phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ ở phủ tổng thống Philippines."
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Philippines không lên án hành động của Trung Quốc.
Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khuyến khích các quốc gia khác không quá suy diễn cái mà ông gọi là tuần tra quân sự thường kỳ, hăng tin Reuters cho hay.
"Chúng tôi hy vọng rằng các bên liên quan không suy đoán quá nhiều từ điều này," ông Lục Khảng nói trong một cuộc họp báo.
Trung Quốc đă xây dựng nhiều đảo nhân tạo ở Quần đảo Hoàng Sa và biến những đảo này thành các căn cứ quân sự với sân bay, radar và hệ thống pḥng thủ tên lửa.
Bắc Kinh nói các căn cứ quân sự ở Hoàng Sa chỉ mang tính chất pḥng thủ và nước này có thể làm những ǵ họ muốn trên lănh thổ của ḿnh.