Những quyết sách khó đoán của ông Trump đang dần làm cho h́nh ảnh của nước Mỹ đối với các đồng minh lâu năm đă không c̣n bền chặt như trước. Việc này đang thực sự là 1 vấn đề nghiêm trọng khi ông Trump không c̣n coi trọng vai tṛ của các đồng minh trong việc củng cố quyền lực trên TG. Chính điều này đă khiến các quốc gia ngày càng có thái độ xa lánh Mỹ. Những người ủng hộ ông Trump biện hộ rằng nhà lănh đạo Mỹ đang thực thi học thuyết "ḥa b́nh thông qua sức mạnh"
Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg ở Nga hôm 25-5, những người tham dự không khỏi bất ngờ khi nghe lănh đạo một số nước đồng minh công khai phàn nàn về chính sách của Mỹ thời Tổng thống Donald Trump.
Rạn nứt mới
Những phát biểu của họ nhận được sự tán đồng của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin, người đang bị Mỹ t́m cách cô lập trên trường quốc tế.
Phát biểu trước giới đầu tư và lănh đạo các doanh nghiệp đang làm ăn ở Nga, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết đă nỗ lực thuyết phục ông chủ Nhà Trắng không rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran và duy tŕ đại sứ quán tại TP Tel Aviv - Israel để rồi bị khước từ cả ba lần. Riêng quyết định đưa đại sứ quán Mỹ ở Israel đến TP Jerusalem bị nhà lănh đạo Pháp gọi là "sai lầm".
Cũng tại diễn đàn, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phàn nàn về những chính sách thương mại của chính quyền ông Trump và khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP) bất chấp sự ra đi của Mỹ. Cũng chỉ trích Mỹ, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde nói việc chính phủ Mỹ dọa đánh thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc đă làm rung lắc chiếc thuyền kinh tế toàn cầu. Theo bà Lagarde, thâm hụt thương mại chưa đủ là lư do để Washington sử dụng biện pháp này.
Những phàn nàn nói trên không khỏi gây chú ư trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh châu Âu lâu nay t́m cách cô lập Moscow về kinh tế và chính trị để trả đũa cáo buộc nước này can thiệp quân sự ở Ukraine, tác động đến các cuộc bầu cử ở nước ngoài và mới đây nhất là đứng sau vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga tại Anh. Theo tờ The New York Times , một số quan chức Nga hy vọng những rạn nứt mới giữa các nước châu Âu và Mỹ, như về thỏa thuận hạt nhân Iran, có thể giúp Moscow phá vỡ một mặt trận từng đoàn kết trong việc đối phó với họ.
Là quốc gia đang trừng phạt Nga mạnh mẽ, Mỹ chỉ cử đại sứ Jon M. Huntsman Jr tại Moscow đến dự diễn đàn với thông điệp "đối thoại và liên lạc là cách duy nhất để cải thiện quan hệ". Dù vậy, bản thân Washington lại phát đi tín hiệu trước sau không như một về chuyện làm ăn với Moscow. Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 4 quyết định trừng phạt 7 người Nga giàu có nhưng ông Huntsman trong tháng này lại khuyến khích người Mỹ tham dự diễn đàn ở TP St. Petersburg. Dưới thời Tổng thống Barack Obama, chính sách của Washington là ngăn doanh nghiệp Mỹ dự diễn đàn được hậu thuẫn bởi chính phủ Nga này.
Quan hệ khác biệt
Không chỉ làm phật ḷng Pháp và Mỹ, ông Trump c̣n khiến Hàn Quốc, một đồng minh thân cận khác, không khỏi bất b́nh khi đột ngột tuyên bố hủy cuộc gặp với nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến diễn ra tại Singapore ngày 12-6 tới.
Theo đài CNN, dù triển vọng thượng đỉnh Mỹ - Triều lại sáng lên nhưng tuyên bố của ông Trump không chỉ khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thấy khó hiểu mà c̣n dẫn đến một số cuộc biểu t́nh phản đối tổng thống Mỹ ở thủ đô Seoul hôm 25-5. Trong nước, nghị sĩ Đảng Dân chủ Eliot Engel nhận định ông Trump tiếp tục khiến "bạn bè xa lánh" và "làm mất uy tín nước Mỹ trên thế giới".
Trước đó, theo đài CNN, không ít đồng minh, bạn bè, đối tác của Mỹ không khỏi ngỡ ngàng - một số thậm chí c̣n "bầm dập" - khi chứng kiến ông Trump chỉ trích, quyết định đánh thuế và dọa trừng phạt những ai "không nghe lời" ḿnh.
"Mối quan hệ giữa ông Trump với các đồng minh khác biệt hơn bất kỳ chính quyền Mỹ nào trước đó" - ông Aaron David Miller, phó chủ tịch Trung tâm Wilson (Mỹ), nhận định. Trong khi đó, bà Suzanne Maloney, chuyên gia tại Viện Brookings (Mỹ), cho rằng thông qua đe dọa trừng phạt, chính quyền ông Trump đang nói với đồng minh rằng ngay cả khi họ không chịu theo Mỹ th́ nước này vẫn kéo họ đi theo.
Những người ủng hộ ông Trump biện hộ rằng nhà lănh đạo Mỹ đang thực thi học thuyết "ḥa b́nh thông qua sức mạnh", theo đó nước Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự và kinh tế để định h́nh thế giới. Trái lại, phe chỉ trích cho rằng những quyết định thất thường của ông Trump đối với các vấn đề quốc tế, cũng như cách ông đối xử với đồng minh, đang làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ và niềm tin vào Washington.
Họ viện dẫn kết quả cuộc thăm ḍ của công ty Gallup hồi tháng 1, theo đó chỉ có 30% trong số những người được hỏi tại 134 nước tin vào khả năng lănh đạo của Mỹ. Tỉ lệ này trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ ông Obama là 48%.
|