Trong ‘Chiến tranh 6 ngày’, Israel đă định dùng bom nguyên tử dằn mặt Ai Cập, Syria và Jordan vào năm 1967. V́ sao lại Israel lại có thể vạch ra kế hoạch khủng khiếp này?
Xe tăng của Israel tại một địa điểm không xác định, vào ngày 8/6/1967 - ngày thứ 3 của cuộc “Chiến tranh sáu ngày”
Israel và “Chiến dịch Ngày tận thế” (Doomsday Operation)
“Cuộc chiến tranh 6 ngày” bùng nổ cách đây 51 năm, vào ngày 5/6/1967 và kéo dài đến ngày 10/6/1967. Cuộc chiến tranh chớp nhoáng giữa Israel với 3 nước Ả Rập gồm Ai Cập, Syria và Jordan chỉ kéo dài chưa đến một tuần nhưng ẩn chứa trong đó những bí mật kinh hoàng.
Một diễn đàn nổi tiếng của Mỹ hồi tháng 6/2017 tuyên bố rằng, trước cuộc ‘Chiến tranh 6 ngày’ vào năm 1967, Israel khẩn cấp lên kế hoạch nổ một quả bom nguyên tử, nếu như họ cảm nhận thấy sẽ không chiến thắng trong cuộc chiến tranh với liên quân của khối Ả rập.
Kế hoạch có mật danh là "Chiến dịch Shimshon” (Sampson), c̣n được gọi là “Chiến dịch Ngày tận thế” (Doomsday Operation), được các học giả của Dự án Lịch sử Quốc tế về Phát triển Hạt nhân của Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson công bố vào tháng 6/2017.
Theo các nhà nghiên cứu, kế hoạch kinh hoàng này được Israel đưa ra để đe dọa các nước Ả Rập như Jordan, Ai Cập và Syria - các đối thủ mạnh trong liên quân Ả rập mà nước này phải đối đầu, ḥng đánh bại họ, nếu cuộc chiến tranh thông thường gặp bất lợi.
Phần lớn các chi tiết về Doomsday Operation đă được tiết lộ trong các cuộc phỏng vấn được ghi âm giữa chuẩn tướng không quân Itzhak Yaakov, với Tiến sĩ Avner Cohen, một học giả về lịch sử hạt nhân của Israel làm việc ở Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson.
Tướng Yaakov giữ cương vị giám sát phát triển vũ khí trong quân đội Israel, đă tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn với các chuyên gia của Trung tâm Woodrow Wilson từ năm 1999 - 2000. Ông qua đời năm 2013, thọ 87 tuổi.
Trong các cuộc trả lời phỏng vấn, cựu chuẩn tướng Yaakov đă gọi kế hoạch kích nổ bom hạt nhân là “Chiến dịch Ngày tận thế”. “Doomsday Operation” là kế hoạch phát nổ bom nguyên tử trên đỉnh một ngọn núi trên Bán đảo Sinai để cảnh cáo các địch thủ.
Viên tướng Israel giải thích rằng, hành động của Israel là điều hết sức b́nh thường. “Nếu bạn có một kẻ thù và hắn nói sắp sửa quẳng bạn ra biển. Điều đó hoàn toàn là sự thực, vậy bạn phải ngăn chặn hắn thế nào? Bạn phải dọa hắn. Nếu bạn có thứ ǵ đó có thể dọa hắn, hắn sẽ biết sợ” - ông Yaakov nói.
Ông kể lại rằng vào tháng 5/1967, khi căng thẳng dâng cao với quyết định của Ai Cập đóng cửa eo biển Tiran nằm giữa vịnh Aqaba và biển Đỏ, đồng thời trục xuất lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc ở bán đảo Sinai, ông đang có chuyến công tác ở bang California (Mỹ) th́ bất ngờ được triệu tập về nước.
Trước nguy cơ chiến tranh bùng nổ với khối Ả rập, ông Yaakov đă soạn thảo và xúc tiến kế hoạch nổ bom nguyên tử ở bán đảo Sinai của Ai Cập, với mục đích là tạo ra t́nh huống mới buộc các cường quốc phải can thiệp hoặc buộc quân Ai Cập phải choáng váng và lui quân.
Nếu kế hoạch được kích hoạt, quân đội Israel sẽ điều một toán lính nhảy dù xuống bán đảo Sunai để đánh lạc hướng binh sĩ Ai Cập, để một nhóm khác có cơ hội tiến hành chuẩn bị cho vụ nổ bom nguyên tử ở một đỉnh núi cách một căn cứ quân sự của Ai Cập hơn 19 km.
Hai trực thăng lớn sẽ đưa thiết bị hạt nhân và đặc nhiệm tới đỉnh núi rồi lập chốt chỉ huy trong hẻm núi. Nếu thiết bị hạt nhân được kích nổ, đám mây h́nh nấm của quả bom nguyên tử có thể được nh́n thấy từ mọi nơi ở Sinai và có thể từ tận thủ đô Cairo của Ai Cập.
Tiến sĩ Cohen khẳng định, đây là bí mật mới nhất về chiến tranh năm 1967, một bí mật mà không ai muốn biết và muốn nó xảy ra. Nếu kế hoạch này được thực hiện, đó sẽ là lần thứ hai vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh, kể từ khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào ngày 06 và 09 tháng 8/1945, cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo ông Cohen giải thích trên trang web của Trung tâm Wilson, rơ ràng là những nỗ lực gây thảm họa Trung Đông của Israel trong kế hoạch dự pḥng này có thể là dấu hiệu của sự lo lắng lớn ở Israel trong những ngày đầu của cuộc “Chiến tranh sáu ngày”.
Nếu quân đội Israel thất bại trong cuộc chiến tranh thông thường và sự tồn tại của quốc gia Israel gặp nguy hiểm, chính quyền Tel Avip vẫn sẽ có một con át chủ bài cuối cùng để đánh bại khối liên quân Ả rập.
May mắn thay, chiến dịch này không bao giờ thực sự diễn ra, bởi quân đội Israel đă giành chiến thắng một cách chóng vánh trước liên quân Ả rập, đánh chiếm được bán Sinai và Dải Gaza của Ai Cập; bờ Tây sông Jordan, bao gồm cả Jerusalem của Jordan và phần lớn cao nguyên Golan của Syria.
Những tiết lộ của ông Yaakov đă làm rơ thêm một góc cạnh về cuộc chiến khốc liệt đă định h́nh mối xung đột ngày nay tại Trung Đông. Tuy nhiên, đến năm 2001, vị tướng này đă bị bắt giữ với cáo buộc gây nguy hại cho an ninh quốc gia v́ thông tin về chương tŕnh hạt nhân.
Israel: Cường quốc hạt nhân với 400 đầu đạn?
Mặc dù Israel không đưa ra b́nh luận ǵ về thông tin do các học giả Mỹ công bố và luôn phủ nhận việc nước này sở hữu một kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, việc kế hoạch này bị tiết lộ đă làm sáng tỏ chính sách hạt nhân của Israel trong nhiều năm và cho thấy, ngay từ năm 1967, chính quyền Tel Avip đă lén lút phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Israel bị nghi ngờ là sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, được cho là bắt đầu phát triển vào năm 1948-1949 và quả bom nguyên tử đầu tiên được chế tạo thành công vào năm 1966. Theo ước tính của các chuyên gia quân sự, hiện Israel sở hữu một kho vũ khí hạt nhân lên đến 400 đầu đạn.
Mặc dù vào năm 1986, Mordechai Vanunu - một cựu nhân viên tại ḷ phản ứng hạt nhân Dimona của Israel, đă xác nhận những đồn đoán về chương tŕnh hạt nhân của Israel, nhưng chính quyền Tel Aviv vẫn duy tŕ chính sách “mơ hồ hạt nhân” - không bao giờ thừa nhận mà cũng chẳng thèm phủ nhận là ḿnh đă sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong thập niên 1950 và 1960, chính phủ Israel dưới thời Thủ tướng David Ben-Gurion đă qua mặt cả người anh Hoa Kỳ và sau đó cũng phớt lờ những yêu cầu của Washington về việc thông tin về chương tŕnh phát triển vũ khí hạt nhân của nước này.
Nhằm che giấu sự thật trước các các cơ quan thanh sát hạt nhân, Tel Aviv đă báo cáo về ḷ phản ứng Dimona của ḿnh (do Pháp cung cấp), khi th́ như là “một nhà máy dệt”, lúc th́ là "cơ sở lắp đặt nghiên cứu luyện kim". Đồng thời, Tel Avip cũng từ chối chấp nhận các chuyến thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Tuy nhiên, tất cả mọi người đều cho rằng, chắc chắn là Israel đă phát triển thành công vũ khí hạt nhân, thậm chí là có chuyên gia nhắc đến sự hợp tác bí mật của Tel Avip với Cape Town (trước khi Nam Phi kư Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân - NPT vào năm 1990 và chính thức từ bỏ chính sách phát triển vũ khí hạt nhân của ḿnh vào năm 1993).
Giới chuyên gia khẳng định rằng, Israel đă thử vũ khí hạt nhân ở căn cứ quân sự Vastrop trong sa mạc Kalahari ở phía Bắc của Nam Phi trong những thập niên 60-70-80 của thế kỷ trước, và qua đó, qua mặt cả cộng đồng quốc tế về chương tŕnh hạt nhân tuyệt mật của ḿnh.
Mối liên hệ rơ ràng nhất là cả 2 nước này đều sử dụng các ḷ phản ứng Koeberg và công nghệ điện hạt nhân được Pháp; đồng thời, Israel đă đồng ư cung cấp công nghệ tên lửa đạn đạo tầm trung Jericho II, có tầm phóng 2000km cho Nam Phi.
Trong khi có rất nhiều suy đoán về Israel có vũ khí hạt nhân, không ai thực sự biết kho vũ khí của họ lớn như thế nào. Vào năm 2008, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ước tính rằng Israel có ít nhất 150 vũ khí hạt nhân trong kho dự trữ của ḿnh.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Carter tuyên bố trước báo giới rằng, (vào thời điểm đó) Mỹ có hơn 12.000 vũ khí hạt nhân; Liên Xô cũng có số lượng tương tự; Anh và Pháp có hàng trăm đầu đạn, c̣n Israel cũng có ít nhất 150 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, vào năm 2014, ông Carter đă xem xét lại các ước tính của ḿnh và đính chính rằng, Israel có thể sở hữu tới 300 đầu đạn hạt nhân và thậm chí là nhiều hơn, nhưng không thể khẳng định chính xác.
Ngoài ra, cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đă vô t́nh công khai số lượng đầu đạn hạt nhân của Israel chỉ một vài tháng trước khi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 được kư, khi một bức email của ông bị ṛ rỉ vào tháng 9 năm 2016.
Trong bức thư, ông tiết lộ là Iran đă biết Israel có 200 đầu đạn hạt nhân, tất cả đều nhắm vào Tehran.
C̣n trong các cuộc đàm phán về chương tŕnh hạt nhân Iran với nhóm P5+1, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif nói với các phóng viên tại Liên Hợp Quốc rằng “Israel đang ngồi trên 400 đầu đạn hạt nhân” nhưng không ai bắt Tel Avip phải công khai và giải trừ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ này.
Hiện nay, giới chuyên gia thống nhất ước lượng rằng, Israel có khoảng từ 80 đến 400 đầu đạn hạt nhân và có khả năng sử dụng chúng trên các phương tiện phóng như máy bay chiến đấu hạng nặng, tên lửa hành tŕnh phóng từ tàu ngầm thông thường, và trên “gia tộc” tên lửa đạn đạo Jericho, với đủ loại tên lửa từ tầm trung đến liên lục địa.
Với thực lực như vậy, Israel đă trở thành quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu vũ khí hạt nhân và có đủ loại phương tiện tấn công hạt nhân, đồng thời nước này cũng được coi là một cường quốc hạt nhân thế giới (không chính thức).
Therealrtz © VietBF