Dù không tham gia tranh chấp Biển Đông nhưng Mỹ đóng vai tṛvô cùng quan trọng giúp các nước trong khu vực chống lại sự hung hăng của Bắc Kinh.
Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Jim Mattis tuyên bố rằng Trung Quốc đang đe dọa và “bắt nạt” các nước láng giềng.
Tại đây, ông Mattis chỉ trích các hành động của Trung Quốc “tương phản hoàn toàn với sự cởi mở trong chiến lược của Mỹ” và cảnh báo Bắc Kinh sẽ đối mặt với những “hậu quả lớn” nếu c̣n tiếp tục cách tiếp cận hiện tại của ḿnh.
Như một "phản ứng ban đầu", Mỹ đă loại Trung Quốc khỏi cuộc diễn tập Vành đai Thái B́nh Dương năm 2018 sắp diễn ra tới đây, vốn là cuộc diễn tập hải quân quốc tế lớn nhất thế giới.
Theo Adam Ni, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc pḥng, Đại học Quốc gia Australia - để hiểu được bối cảnh những căng thẳng hiện tại ở Biển Đông, cần phải tập trung phân tích rơ vào lợi ích chiến lược của cả Trung Quốc và Mỹ.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đă t́m cách tăng cường sự kiểm soát trên Biển Đông, xâm lấn cả các vùng chủ quyền hợp pháp của các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines…
Nỗ lực của Trung Quốc vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và không có dấu hiệu suy giảm, bất chấp căng thẳng gia tăng cùng với sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế.
Mới đây, Trung Quốc đă lần đầu tiên triển khai máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập trên quần đảo Hoàng Sa và triển khai các hệ thống tên lửa pḥng thủ trên các tiền đồn chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa.
Lực lượng không quân của Trung Quốc cũng đă đẩy mạnh các cuộc tập trận và tuần tra trên không phận Biển Đông.
Với việc Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lư và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, mọi động thái trên của Trung Quốc đều vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Chuyên gia Adam Ni cho rằng, mặc dù là vùng biển có tuyên bố chủ quyền của nhiều nước, Trung Quốc lại là quốc gia duy nhất có hành động quân sự hóa, xâm lấn chủ quyền của nước khác, và không có bất kỳ quốc gia nào đến gần với tham vọng, quy mô và tốc độ bành trướng giống như Trung Quốc.
Chiến lược của Trung Quốc
Biển Đông từ lâu đă luôn nằm trong sự thèm muốn của Trung Quốc, v́ tầm quan trọng chiến lược của vùng biển này đối với tham vọng trở thành quyền lực số một về thương mại và quân sự, cũng như thâu tóm nguồn tài nguyên dồi dào hiếm nơi đâu có được.
Theo ước tính vào năm 2016, giá trị lưu lượng thương mại ở Biển Đông lên tới con số 3,4 ngh́n tỷ USD, chiếm 21% tổng lưu lượng thương mại toàn cầu.
“Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông có thể được tóm tắt bằng một từ: kiểm soát”, chuyên gia Adam Ni nhận định.
Để đạt được điều này, Trung Quốc đang thực hiện các nỗ lực đa dạng, dài hạn để khẳng định sự thống trị trong khu vực, bao gồm việc xây dựng trái phép đảo nhân tạo, các cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự, và triển khai các tàu quân sự và máy bay đến vùng tranh chấp.
Trong khi các quốc gia như Mỹ, Philippines và Australia đồng loạt lên tiếng chỉ trích và phản đối hành động của Trung Quốc - Bắc Kinh đang tập trung vào mục tiêu biến ḿnh thành quyền lực lớn ở Biển Đông.
Trên thực tế, theo chỉ huy mới của Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương Mỹ, Đô đốc Philip Davidson, những nỗ lực của Trung Quốc đă thành công đến nỗi nước này “bây giờ có đủ khả năng kiểm soát Biển Đông trong mọi t́nh huống”.
Sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ
Tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông cần phải được ngăn chặn.
Theo nhà phân tích Adam Ni, việc chống lại những nỗ lực của Trung Quốc giờ đây là khá khó khăn, khi Bắc Kinh liên tục củng cố sự kiểm soát của ḿnh ở Biển Đông.
Dù là một quốc gia không có tranh chấp trực tiếp ở Biển Đông, nhưng Mỹ có thể đóng một vai tṛ hợp tác với các đối tác trong khu vực để tạo nên sự cân bằng quyền lực trước một Bắc Kinh đang trỗi dậy.
Cùng với đó, Washington có thể cùng với các quốc gia có tiếng nói khác trên thế giới – như các quốc gia châu Âu, có những động thái đại diện cho luật pháp quốc tế ở vùng biển này, chống lại sự “vô pháp vô thiên” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ không có khả năng phản ứng hiệu quả trước các động thái của Trung Quốc, điều này đă làm xói ṃn uy tín của người Mỹ trong khu vực. Nó cũng khiến nhiều đồng minh và đối tác ở châu Á hoài nghi rằng Washington không thực sự sẵn sàng có mặt tại đây.
“Nếu Mỹ nghiêm túc chống lại Trung Quốc, th́ lời hùng biện của Bộ trưởng Quốc pḥng Mattis phải đi kèm với hành động”, chuyên gia Adam Ni nêu quan điểm.
Thứ nhất, Mỹ cần cùng với các đối tác khác nêu rơ “lằn ranh đỏ” của ḿnh cho Trung Quốc để giới hạn những hành động không thể chấp nhận được của Bắc Kinh ở Biển Đông. Sau đó, Washington phải sẵn sàng để thực thi các phản ứng của ḿnh khi “lằn ranh đỏ” bị vượt qua, nhưng cần chú ư đến những rủi ro.
Thứ hai, Mỹ cần phải đổi mới những nỗ lực của ḿnh để hợp tác với các đồng minh trong khu vực để xây dựng sức mạnh cần thiết và cam kết phối hợp với họ trước sự thách thức của Trung Quốc.
Thứ ba, Mỹ cần triển khai thêm tiềm lực quân sự ở khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương - như các hệ thống tên lửa tiên tiến - nhằm làm giảm lợi thế quân sự của Trung Quốc thông qua việc quân sự hoá trên các đảo chiếm đóng bất hợp pháp ở Biển Đông.
Hậu quả lâu dài
Sự kiểm soát ngày càng thắt chặt của Trung Quốc đối với Biển Đông đang gây lo ngại cho một số nước trong khu vực, bởi với nhiều quốc gia, tuyến đường thương mại chảy qua Biển Đông là huyết mạch của nền kinh tế.
Không chỉ vậy, cán cân quyền lực thay đổi theo hướng có lợi ở Biển Đông sẽ giúp Bắc Kinh giải quyết các tranh chấp lănh thổ khác trong khu vực một cách lợi thế hơn trước.
Chuyên gia Adam Ni cho rằng, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng quyền lực ngày càng gia tăng của ḿnh để phục vụ các tham vọng khác, nhằm thay đổi hiện trạng, bao gồm cả mục đích làm suy yếu các nước láng giềng.
Sự kiểm soát ở Biển Đông cũng cho phép Bắc Kinh triển khai tốt hơn sức mạnh quân sự của ḿnh trên khắp các vùng Đông Nam Á, Tây Thái B́nh Dương và một phần của Châu Đại Dương. Điều này sẽ khiến Mỹ và các đồng minh tốn kém và khó khăn hơn trong các hành động chống lại Trung Quốc trong tương lai.
Ở cấp độ cao hơn, cách tiếp cận ngang ngược của Trung Quốc đối với Biển Đông cho thấy sự tự tin ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc sẵn sàng đi ngược lại luật pháp quốc tế trong trường hợp các quy tắc đó gây phiền hà và ảnh hưởng đến lợi ích của nước này.
Có rất nhiều người thừa nhận rằng, Trung Quốc đang trên đường trở thành cường quốc hàng đầu ở châu Á. Sự trỗi dậy đó sẽ mang lại lợi ích cho các nước trong khu vực và nên được hoan nghênh.
Nhưng chuyên gia Adam Ni cho rằng, chúng ta cũng nên cảnh giác với cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với các tranh chấp lănh thổ và cần phản ứng nếu nước này sử dụng cách tiếp cận đe dọa và cưỡng chế bằng quân sự và kinh tế.
“Nếu chúng ta muốn sống trong một thế giới mà cá lớn không ăn hay đe dọa cá nhỏ, th́ các quốc gia có hành động đi ngược lại luật pháp quốc tế - bao gồm cả Trung Quốc – cần phải có sự ngăn chặn thích đáng”, Adam Ni nhận định.
Có thể đă quá muộn để đảo ngược lợi ích của Trung Quốc, nhưng không phải là quá muộn để áp đặt h́nh phạt đối với Trung Quốc, nhằm buộc nước này phải dừng lại hành động gây mất ổn định khu vực thông qua các bước đi đơn phương, ngang ngược và trái phép ở Biển Đông.
VietBF © Sưu tầm