Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thường xuyên ăn xôi vào buổi sáng? Chúng ta chỉ nên ăn xôi 2 bữa một tuần. Đặc biệt, những người nóng trong không nên ăn xôi vì rất dễ nổi mụn.
Xôi là một thực phẩm giàu năng lượng và giúp no lâu, tinh thần minh mẫn. Xôi cũng chứa nhiều calo vì được nấu từ gạo nếp, cộng thêm các loại đậu, dừa nạo, vừng. Mặt khác, chúng cũng được gọi là "thực phẩm sạch", bởi nó không có hóa chất nhiều như bún, miến, phở.
Xôi chứa nhiều calo hơn bạn tưởng. Xôi nấu từ gạo nếp, cộng thêm các loại đậu, dừa nạo, vừng... cung cấp cho bạn tới 600 calo/đĩa xôi (trong khi 1 bát phở chỉ chứa 400 calo).
Đó là còn chưa kể bạn ăn các loại xôi gà, xôi thịt, xôi trứng.... Mặt khác, xôi được gọi là "thực phẩm sạch", bởi nó không có hóa chất như: bún, miến, phở..
Tuy nhiên không nên ăn nhiều. Bởi bất cứ thứ gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ, không nên ăn xôi thay ăn cơm.
Lưu ý khi ăn xôi buổi sáng
Chỉ nên ăn tuần 2 lần
Xôi là một thực phẩm giàu năng lượng và giúp no lâu, tinh thần minh mẫn. Xôi cũng chứa nhiều calo vì được nấu từ gạo nếp, cộng thêm các loại đậu, dừa nạo, vừng. Mặt khác, chúng cũng được gọi là "thực phẩm sạch", bởi nó không có hóa chất nhiều như bún, miến, phở.
Dù tốt như vậy, nhưng bạn không nên ăn nhiều. Chỉ nên ăn xôi 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ.
Không nên ăn xôi thay ăn cơm
Với những người muốn giảm béo thì cũng không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng. Bởi xôi có chứa nhiều tinh bột, giống cơm nên ăn nhiều bạn có thể bị tăng cân.
Không cho người đau dạ dày ăn xôi sáng
Những người bị đau dạ dày không thích hợp ăn xôi, nhất là vào bữa sáng. Bởi vì đỗ xanh, gạo nếp tuy lành nhưng nó lại tạo ra hơi khiến người bị dạ dày luôn ợ chua, khó chịu.
Nhất là khi bạn ăn xôi có kèm thêm các thành phần như: hành , tỏi, tiêu... sẽ khiến bạn càng ợ chua nhiều hơn.
Nguyên nhân là do trong gạo nếp, đậu hoặc khoai sắn có hàm lượng tinh bột cao mà lượng men tiêu hóa tinh bột không đủ nên có thể gây nên tình trạng nóng cổ, ợ chua.
Hiện tượng nóng cổ, ợ chua khi ăn đồ nếp là do cấu tạo tinh bột của gạo nếp. Khác với gạo tẻ có cấu tạo tinh bột dạng sợi, gạo nếp có cấu tạo tinh bột dạng nhánh nên tinh bột thường chắc và khó chia cắt nên khi ăn nhiều cảm thấy no lâu, khó tiêu, thậm chí nhiều người còn có hiện tượng ợ chua. Do đó, chúng không tốt cho người bị đau dạ dày hay trào ngược dạ dày – thực quản.
Không ăn khi cơ địa nóng
Xôi có những thành phần khá nóng, vì thế khi ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này.
Không nên ăn xôi sáng khi bầu bí
Theo y học cổ truyền, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế. Gạo nếp nói chung và các món xôi thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, tá tràng, thiểu năng tuần hoàn não ở phụ nữ có thai…
Song, các bà bầu chỉ nên ăn xôi nếp với một lượng vừa phải. Mặc dù xôi nếp sẽ giúp bà bầu chống được lợm giọng và cảm giác buồn nôn khi thai nghén nhưng lại có hàm lượng tinh bột cao. Bởi thế, bà bầu ăn xôi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, xôi nếp có tính dẻo nên gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng, nóng trong người khiến bà bầu khó chịu. Do đó, bà bầu chỉ nên xem đây là một món ăn chơi chứ không nên coi đây là món ăn hàng ngày. Không nên dùng xôi nếp làm đồ ăn sáng.