Một mảnh thiên thạch khiến giới khoa học vô cùng bất ngờ. Nó được cho là có độ cứng hơn cả kim cương. Sau khi t́m hiểu và nghiên cứu, họ đă đặt tên cho loại chất ḱ lạ này.
Thiên thạch này rơi xuống Trái Đất được các thợ săn vàng t́m thấy ở Siberia vào năm 2016 và nhóm nghiên cứu cũng đă nhiều lần tiến hành kiểm tra từ đó.
Các chuyên gia phát hiện ra rằng thiên thạch này có chứa một loại vật chất chưa từng thấy trước đây và nó được h́nh thành trong không gian. Họ đă đặt tên cho vật chất kỳ lạ này là "uakitite".
Khoáng chất mới được đặt tên là "uakitite". Ảnh: CEN
Boris Shustov, Viện trưởng của Viện Thiên văn học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết, việc t́m thấy các khoáng chất mới trong thiên thạch là khá phổ biến v́ chúng vốn h́nh thành dưới những điều kiện rất khác so với Trái Đất.
Ông Shustov chia sẻ: "Đây là một hiện tượng khá phổ biến bởi v́ trên thực tế một số khoáng chất ra đời trong điều kiện môi trường vũ trụ và không được t́m thấy trên Trái Đất".
Lượng khoáng chất mới này quá nhỏ nên cần phải áp dụng kỹ thuật kiểm tra đặc biệt, bao gồm nhiễu xạ điện từ thay v́ phân tích tia X như phương pháp truyền thống.
Các nhà khoa học cho biết, thiên thạch ngoài không gian đă phải chịu nhiệt độ tới 1000 ° C, tạo thành những liên kết troilite-daubreelite, một trong những khoáng chất bên trong nó có uakitite.
Quá tŕnh đặc biệt này giúp tạo ra các tinh thể lập phương hoặc những hạt tṛn. Kích cỡ của loại hạt uakitite thường không quá 5 micromet.
Bên cạnh đó, xét về mặt cấu trúc, khoáng chất uakitite có liên quan tới carlsbergite (CrN)và osbornite (RiN). Trên thực tế, để đánh giá các tính chất vật lư của uakitite là rất khó v́ kích thước hạt quá nhỏ.
Dù vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng uakitite có màu vàng, trong suốt và có ánh kim, đặc biệt nó có độ cứng vượt trội hơn cả kim cương.
Hiện tại, một pḥng thí nghiệm đặc biệt đă được lập ra trong ĐH Liên bang Ural để giúp các chuyên gia có thể nghiên cứu về loại khoáng chất t́m thấy trong thiên thạch một cách chi tiết hơn.
Phát hiện này được nhóm các nhà nghiên cứu tại ĐH Liên bang Ural, ĐH Novosibirsk và Viện Địa chất học tại chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, công bố ở cuộc họp thường niên của Hiệp hội thiên thạch học.
VietBF © Sưu Tầm