Hôm 7/8 Tổng thóng Mỹ đă chính thức áp lệnh trừng phạt với Iran. Đây là lớp lệnh trừng phạt đầu tiên sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Liệu lệnh trừng phạt này có đủ nặng?
Lệnh trừng phạt trở lại
Lớp lệnh trừng phạt này nhằm vào nhiều lĩnh vực kinh tế, trong đó có xe hơi, vàng, thép và nhiều loại kim loại quan trọng khác. Sau 90 ngày, lớp lệnh trừng phạt thứ hai sẽ được áp dụng, nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran.
Người dân Iran một lần nữa phải chật vật với các lệnh trừng phạt. (Nguồn: NPR).
Điều này đă được dự đoán từ hồi tháng Năm, khi Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran. Ông Trump bác bỏ các đánh giá của quan sát viên LHQ, những người liên tục khẳng định rằng Iran tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân và đă hạn chế các hoạt động hạt nhân trong nước. Lănh đạo Mỹ c̣n phớt lờ các đồng minh châu Âu, những bên muốn bảo vệ Thỏa thuận mà họ cho là thành công và rất khó để có được.
Giờ đây, các nỗ lực của châu Âu trong việc bảo vệ các công ty vẫn muốn làm ăn với Iran của họ - có nguy cơ dính lớp lệnh trừng phạt của Mỹ - đang được tăng cường. Khả năng các công ty này hứng “lệnh trừng phạt thứ cấp” của Washington đă làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây. Hiện nay đă có rất nhiều công ty năng lượng của châu Âu rút khỏi hoặc cắt giảm hoạt động ở Iran do lo bị trừng phạt.
Trong khi đó, ở Iran, viễn cảnh các lệnh trừng phạt trở lại đă khiến cho đồng Rial mất giá thảm hại. Tổng thống Iran Hassan Rouhani đă phải chuyển sang quan điểm của các chính trị gia có quan điểm cứng rắn, những người từng lên án ông và cả Thỏa thuận hạt nhân mà ông giúp đạt được. Trong khoảng thời gian cuối tuần trước, quân đội Iran tuyên bố rằng họ đă thực hiện các cuộc tập trận hải quân ở eo biển Hormuz, tuyến hàng hải vận chuyển dầu khí quan trọng của thế giới.
Thỏa thuận hạt nhân 2015 từng giúp Iran mở cửa với các nước phương Tây sau nhiều năm căng thẳng và bị cô lập. Nhưng khi cánh cửa đó đang đóng lại, giới lănh đạo Iran đang chuyển hướng sang phản kháng và trở lại với cơ chế tự cung tự cấp mà họ từng áp dụng suốt 4 thập kỷ bị cô lập. Sự thay đổi này được khơi dậy từ chính Tổng thống Trump, người lên nắm quyền lực với tuyên bố sẽ hủy Thỏa thuận hạt nhân Iran.
“Kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 vốn đă phủ bóng mờ lên Thỏa thuận này, và cuối cùng nó đă cho ra một kết quả tồi tệ nhất” - Farrid Dehdilani, cố vấn các vấn đề quốc tế của Tổ chức Tư nhân hóa Iran, một cơ quan thuộc chính phủ, nói với AFP.
Giới chức chính quyền Trump và các chính trị gia có tư tưởng chống Iran ở Washington tin rằng các lệnh trừng phạt sẽ vắt kiệt nền kinh tế nước này, từ đó làm suy yếu chính quyền Tehran.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng đề cập tới các cuộc biểu t́nh ở Iran, nói rằng bầu không khí chính trị căng thẳng ở nước này là lư do mà ông quyết định tái áp đặt các lệnh trừng phạt. Vị quan chức tin rằng t́nh trạng bất ổn này là động lực để buộc Iran phải ngồi vào bàn đàm phán một thỏa thuận hạt nhân mới.
Chiến dịch gây sức ép khó thành công
Giới phân tích đưa nhiều nhận định.
“Tổng thống Trump nghĩ rằng ông ấy có thể khuấy động t́nh h́nh bên trong Iran để buộc giới lănh đạo nước này ngồi vào bàn đàm phán” - Karim Sadjadpour, chuyên gia về Iran thuộc Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Carnegie Endowment nói và nhận định: “Trên thực tế, người dân Iran luôn yêu cầu sự tôn trọng về kinh tế, chính trị và xă hội của họ, và ông Trump khó có thể dập tắt được điều đó”.
Thêm vào đó, dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng chính quyền Tehran khó có thể sụp đổ. Giới chuyên gia nói rằng các lệnh trừng phạt mới áp đặt trở lại không hà khắc như các đ̣n trừng phạt thời kỳ trước Thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Và trong lúc các đối tác của Mỹ ở châu Âu tuyên bố duy tŕ Thỏa thuận hạt nhân, các nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran - gồm Ấn Độ và Trung Quốc - cũng từ chối lời kêu gọi cấm vận Iran của Washington.
Trung Quốc đă tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran, ngay cả sau khi Mỹ cắt giảm lượng dầu nhập từ Iran vào nước này xuống 0 bắt đầu từ tháng 11 tới. Bắc Kinh thậm chí c̣n có kế hoạch mở rộng hợp tác với Iran thông qua các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu như sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, cũng như các khoản đầu tư của họ trong ngành năng lượng hạt nhân ở Iran.
Trong lúc mà Washington đang t́m cách thắt chặt cấm vận, Tehran xem mối quan hệ với Bắc Kinh như nhân tố quan trọng giúp họ giữ vững nền kinh tế. Và việc Trung Quốc vẫn duy tŕ quan hệ làm ăn với Iran có thể kéo theo nhiều nước khác có động thái tương tự, làm suy giảm chiến dịch gây sức ép của Washington.
“Cố gắng thực thi các cơ chế trừng phạt nhằm vào Iran mà thiếu đi sự hợp tác với Trung Quốc là việc rất khó” - Jarrett Blanc, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từng giúp đạt được thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 nói và cho hay: “Đương nhiên Mỹ có thể gây tổn hại tới nền kinh tế Iran, nhưng hiện nay Iran đă phục hồi đáng kể kể từ sau khi Thỏa thuận hạt nhân được thực thi”.
Từ trước khi Thỏa thuận hạt nhân Iran được kư vào năm 2015, người dân Iran đă phải trải qua một cuộc sống khắc nghiệt do các đ̣n trừng phạt. Giá cả gia tăng, thiếu nguồn cung ứng thuốc men, tầng lớp trung lưu và lao động ở Iran bị ảnh hưởng nặng nề trong khi các thị trường chợ đen nổi lên như nấm...
Tuy nhiên, giới lănh đạo Iran, những người đă trải qua hơn 4 thập kỷ bị cấm vận, luôn biết cách để duy tŕ chế độ, ngay cả khi đối diện với các làn sóng biểu t́nh trong nước. Trên thực tế, các cuộc biểu t́nh đang diễn ra ở Iran không phải là phong trào rộng lớn, trong đó người biểu t́nh chỉ đưa ra các yêu cầu hợp pháp của họ do cuộc sống khó khăn v́ các lệnh trừng phạt.
Và đ̣n áp trừng phạt mới nhất của chính quyền Trump chỉ khiến cho cuộc sống của người dân Iran thêm phần khó khăn.