73 năm đă trôi qua kể từ khi Mỹ đánh bom thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Vừa qua cơ quan thông tấn Sputnik của Nga với sự trợ giúp của chuyên gia đă phá vỡ những hiểu lầm, định kiến về sự kiện này. Đó là ǵ?
Cột khói từ quả bom nguyên tử "Little Boy" Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) vào ngày 6.8.1945. Ảnh: Reuters.
Vào ngày 6.8.1945, chiếc máy bay ném bom B-29 Enola Gay đă thả quả bom hạt nhân “Little Boy” nặng 20 tấn xuống thành phố Hiroshima, phá hủy gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng và giết hại 140.000 người. Chỉ 3 ngày sau, vào ngày 9.8.1945, Mỹ tiếp tục thả quả bom “Fat Man” nặng 21 tấn xuống thành phố Nagasaki, làm chết xấp xỉ 70.000 người và hàng ngàn người khác bị thương. Nếu không v́ lư do thời tiết khiến cho “Fat Man” chệch mất mục tiêu ban đầu, thương vong tại Nagasaki đă có thể cao hơn nhiều.
Để làm rơ về sự kiện này, chuyên gia về Chất thải Phóng xạ Kevin Kamps thuộc tổ chức Beyond Nuclear đă có buổi nói chuyện với kênh radio Loud & Clear của cơ quan thông tấn Nga Sputnik vào hôm qua (8.8).
“Số lượng người chết mà bị thương rất kinh khủng: 140.000 trên tổng số 360.000 người ở Hiroshima thiệt mạng. C̣n tại Nagasaki, quả bom đă không rơi đúng chỗ do may mù đă chắn hệ thống xác định mục tiêu nên con số thiệt mạng chỉ bằng một nửa Hiroshima. Kỷ nguyên hạt nhân đă bắt đầu bằng một cách không thể đẫm máu hơn”, chuyên gia Kamps nói với hai MC John Kiriakou và Brian Becker của Loud & Clear.
“Đầu tiên, người Mỹ cảm thấy vui mừng và nhẹ nhơm v́ chiến tranh đă kết thúc ngay say vụ đánh bom Nagasaki. Thế nhưng, theo lời giải thích của Paul Boyer trong cuốn sách ‘Những tia sáng bom ban đầu’, niềm vui ấy sớm hóa thành nỗi sợ hăi bởi người Mỹ nhận ra rằng chỉ trong vài tuần, nếu không nói là vài ngày, nếu bom hạt nhân hủy diệt được thành phố Nhật Bản th́ sẽ hủy diệt các thành phố Mỹ. Quả nhiên, trong ṿng 4 năm sau đó, nước Nga đă sở hữu vũ khí hạt nhân”, ông Kamps cho biết thêm.
Phóng viên thuộc phe Đồng Minh đứng giữa đống đổ nát của thành phố Hiroshima sau khi bị đánh bom nguyên tử. Ảnh: AP.
Theo vị chuyên gia này, Mỹ đă ước tính rằng nếu không dùng bom hạt nhân mà chọn giải pháp đưa quân lên quốc đảo, số thương vong sẽ là 50.000 binh sĩ trong ṿng 1 tháng đầu tiên chứ không phải con số 1 triệu mà nhiều người, bao gồm cả các cơ quan truyền thông và các sử gia, thường nhầm lẫn.
“Có một sự hiểu nhầm là việc đánh bom hạt nhân đă giúp cứu sống 1 triệu mạng người Mỹ. Đây là một điều sai lầm. Sự thật là, Mỹ đă đánh bom Nhật Bản để gửi một thông điệp chính trị-quân sự tới Liên Xô. Vào năm 1945, hàng tỷ USD đă được chi cho dự án bom nguyên tử và hai quả bom đă được thử nghiệm ngay trên đất Nhật Bản để cho thấy giá trị ‘tiền nào của nấy’. Nếu hàng tỷ USD ấy được chi cho việc mua sắm tàu thuyền, xe tăng và súng đạn, cuộc chiến sẽ kết thúc sớm hơn chăng?”, ông Kamps đặt vấn đề.
Cũng theo Kamps, một hiểu lầm tai hại nữa bị truyền thông “rao giảng” cho công chúng là việc đánh bom Hiroshima và Nagasaki đă khiến Nhật Bản đầu hàng, kết thúc Thế chiến 2.
“Chính xác là mối đe dọa từ quân đội Liên Xô đă khiến Nhật Bản phải đầu hàng. Trước Hiroshima và Nagasaki, các máy bay Mỹ đă tấn công, đốt cháy các thành thị Nhật Bản trong nhiều tháng rồi. Trong khi đó, Hiroshima lại được ‘để yên’. Điều này cho thấy hai vụ đánh bom hạt nhân vốn có mục đích ban đầu là thử nghiệm để xem sức công phá thực sự của bom nguyên tử”, Kamps nói với Radio Sputnik.