Vietbf.com - Ngoại trưởng Slovakia Lajčák lên tiếng cảnh báo chính phủ Việt Nam về việc „chưa bổ nhiệm đại sứ đến Hà Nội“ cũng là một biện pháp bày tỏ thái độ rơ ràng của Bratislava đối với cuộc khủng hoảng này, về phía Việt Nam giữ im lặng trước cáo buộc của Đức liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nên mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Slovakia chính thức rơi vào khủng hoảng.
Bộ trưởng Ngoại giao Miroslav Lajcak cho biết Slovakia sẽ thực hiện các biện pháp ngoại giao cụ thể đối với Việt Nam sau khi Hà Nội không cung cấp bằng chứng sau cáo buộc của Đức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.
Các nhà điều tra Đức và cảnh sát Slovakia – những người nói họ chứng kiến vụ bắt cóc, cho biết một phái đoàn quan chức Việt Nam đă sử dụng một chuyến thăm chính thức tới Slovakia để đưa ông Thanh, cựu lănh đạo ngành dầu khí mà mật vụ Việt Nam bắt cóc ở Đức, từ Bratislava sang Moscow để về Việt Nam.
Việt Nam đă không cung cấp bằng chứng để chứng minh cáo buộc này là sai, theo Bộ Ngoại giao Slovakia.
“Tại thời điểm này chúng tôi không có đại sứ tại Đại sứ quán ở Hà Nội,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia Boris Gandel cho VOA biết hôm 10/8. “Chúng tôi sẽ không thay đổi quyết định này cho tới khi chúng tôi xác minh được liệu Slovakia có bị phía Việt Nam lợi dụng hay không.”
Truyền thông Đức cáo buộc chính phủ Slovakia giúp các quan chức Việt Nam, trong đó có Bộ trưởng Công an Tô Lâm, thực hiện vụ bắt cóc ông Thanh – người mà Việt Nam lúc đó đang truy nă v́ tội làm thất thoát hơn 3.200 tỷ đồng trong thời gian làm chủ tịch một công ty xây dựng của tập đoàn dầu khí PetroVietnam.
Theo một số sỹ quan cảnh sát Slovakia tham gia hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam được nhật báo Dennik N trích lời xác nhận rằng ông Thanh bị bí mật đưa về Việt Nam trên một máy bay công vụ của chính phủ Slovakia.
Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng và An ninh của chính phủ Slovakia, Anton Hrnko, hôm 1/8 nói phía Đức đă đưa ra một cáo buộc nghiêm trọng và “chúng ta phải làm tất cả những ǵ có thể để bác bỏ. “Nếu chúng ta không làm được, chúng ta phải có hành động cương quyết để giải quyết vấn đề,” ông Hrnko được TASR trích lời nói.
Trong những ngày gần đây, truyền thông Slovakia đăng tải nhiều về vụ việc này và cáo buộc phía Việt Nam “lợi dụng” chính phủ Slovakia để đưa ông Thanh ra khỏi châu Âu.
Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, Dương Trọng Minh đă bị triệu tập để giải thích về các cáo buộc trên, theo trang web của Đại sứ quán Slovakia tại Hà Nội.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Slovakia cho biết ông Minh sẽ bị triệu tập lần nữa để giải tŕnh sự việc mặc dù không cho biết thời gian cụ thể.
Nếu như phía Slovakia xác minh được rằng Việt Nam đă lợi dụng họ trong vụ bắt cóc mà phía Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam tiến hành th́ “sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho các mối quan hệ chung” giữa Việt Nam và Slovakia, theo người phát ngôn Gandel.
Hôm 6/8, Thủ tướng Slovakia nói chính phủ ông sẽ làm tất cả những ǵ có thể để điều tra khả năng dính líu của chính phủ nước ông tới vụ bắt cóc này.
Hôm 9/8, Radio Slovakia cho biết ông Lê Hồng Quang, cựu cố vấn Thủ tướng Slovakia Robert Fico, cựu đại biện lâm thời Slovakia tại Hà Nội đă “mất tích”. Được biết ông Lê Hồng Quang là nhân chứng rất quan trọng trong việc móc nối cho Tô Lâm mượn máy bay của Chính phủ Slovakia để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đưa từ Bratislava sang Moscow hôm 26/7/2017.
Vụ việc đă gây căng thăng trong mối quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam kể từ khi Đức cáo buộc Việt Nam bắc cóc ông Thanh vào ngày 23/7/2017 trong khi Hà Nội nói ông Thanh tự về đầu thú.