Trong báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc vừa công bố, Mỹ đă có bằng chứng lật tẩy tham vọng toàn cầu của Trung Quốc khi cường quốc này từ bỏ chiến lược “giấu ḿnh chờ thời”.
Đặc nhiệm Trung Quốc tuần tra ở căn cứ quân sự Djibouti cùng giới chức bản địa
Trong báo cáo thường niên “Phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Trung Quốc” của Bộ Quốc pḥng Mỹ, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đă tiến hành nhiều hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia trên 2 đại dương Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương trong thời gian 4 năm qua, từ năm 2014 đến năm 2017. Đây được xem là bằng chứng xác thực để “bóc trần” điều mà nhiều người cho rằng là “tiêu chuẩn kép” của Trung Quốc trên biển quốc tế.
Trung Quốc thường xuyên “lớn tiếng” phản đối điều mà Bắc Kinh cho là các hoạt động quân sự và hàng hải của Mỹ cũng như các quốc gia khác ở những vùng biển mà họ tự nhận thuộc EEZ của ḿnh. Nhất là, sau khi cường quốc này ráo riết tiến hành quân sự hóa và bồi đắp trái phép các thực thể mà họ cưỡng chiếm rồi chiếm đóng trái pháp luật trên Biển Đông, Bắc Kinh phớt lờ mọi sự lên án và chỉ trích của các quốc gia trong khu vực cũng như quốc tế, tự nhận đây là các vùng EEZ của ḿnh để rồi hăm dọa, đe nẹt tàu thuyền nước ngoài đi qua khu vực này.
Bất chấp tất cả để hiện thực hóa các tham vọng trên biển, song Trung Quốc lại luôn “vỗ ngực” tuyên bố rằng ḿnh tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là tuân thủ các luật lệ được quy ước trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy nhiên, chính những hành động trên thực tế là những bằng chứng bác bỏ mọi tuyên bố của Bắc Kinh, đồng thời vạch rơ chiến lược mới của Trung Quốc trên các đại dương thế giới.
Báo cáo của Lầu Năm góc đă tập hợp lại những hoạt động xa bờ của hải quân Trung Quốc từ năm 2014 tới năm 2017 để cho thấy sự thay đổi đáng chú ư trong chiến lược của lực lượng có sự trỗi dậy mạnh mẽ thời gian qua đi đôi với sự hiện đại hóa. Theo đó, hải quân Trung Quốc không chỉ c̣n hoạt động “quanh quẩn” tại các vùng biển gần nước này mà đột nhiên tăng cường vươn tới các vùng biển xa như Biển Đông, Thái B́nh Dương và cả Ấn Độ Dương.
Sau khi cưỡng chiếm hàng loạt băi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa để bồi đắp thành các đảo nổi nhân tạo, Trung Quốc phái các tàu hải quân “ṃ” tới tận các vùng EEZ của Australia và Mỹ ở Thái B́nh Dương để theo dơi các cuộc tập trận của hai quốc gia đồng minh này. Đặc biệt, trong năm 2017, Trung Quốc lần đầu tiên cử đội tàu chiến hùng hậu thực hiện chuyến đi vượt đại dương tới căn cứ quân sự Mỹ mà nước này mới thiết lập ở Djibouti, nơi rất gần một căn cứ quân sự lớn của Mỹ tại khu vực châu Âu nằm bên bờ Ấn Độ Dương.
Các hoạt động xa bờ, viễn dương của hải quân Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh cùng với việc vươn lên trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới đă đầu tư mạnh mẽ để hiện đại hóa phát triển lực lượng hải quân. Khi Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự ở Djibouti, đánh dấu mốc vươn tầm toàn cầu lần đầu tiên trong lịch sử của PLA, cũng là lúc giới quan sát nhận định nhiều về sự thay đổi chiến lược phát triển mang tính bước ngoặt của Bắc Kinh, giă từ chiến lược “giấu ḿnh chờ thời” để chuyển sang thời kỳ mới được mô tả là sự khẳng định vai tṛ cường quốc toàn cầu của Trung Quốc, đóng “vai tṛ dẫn dắt trong các vấn đề toàn cầu”.
Tự tin vào sức mạnh cường quốc hàng đầu toàn cầu, Trung Quốc nay không cần phải “giấu ḿnh chờ thời” nữa mà đủ sức mạnh tranh đoạt lợi ích, thực hiện các tham vọng tầm toàn cầu. Hoạt động của quân đội, đặc biệt là hải quân của Trung Quốc, giai đoạn 2014-2017, qua sự “bóc mẽ” của Lầu Năm góc cung cấp thêm những bằng chứng cho sự chuyển đổi chiến lược mang tính bước ngoặt của Trung Quốc.
Therealrtz © VietBF