Đó là thông tin mà các nhà khoa học đưa ra. Họ cho rằng 3 quái vật khổng lồ thời tiền sử có thể vẫn sống sót tới ngày nay. Đó là những quái vật nào?
Theo Daily Star, bộ phim Hollywood về cá mập megalodon hiện đang được công chiếu rộng răi khắp thế giới. Câu chuyện kể về con cá mập khổng lồ lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất tái xuất sau hàng triệu năm ẩn dưới biển sâu.
Cá mập megalodon thậm chí có thể nặng tới 100 tấn, gấp 60 lần cá mập trắng lớn nhất ngày nay. Nhưng megalodon có thể không phải là quái vật thời tiền sử duy nhất c̣n tồn tại đến ngày nay, theo những người ủng hộ thuyết âm mưu.
Lười đất khổng lồ
Tượng mô phỏng loài lười đất không lồ. - Ảnh: thepinsta.com
Ít ai biết rằng, thế giới từng tồn tại loài lười đất khổng lồ, với kích cỡ lớn hơn cả voi. Chúng có tên khoa học là Megatherium (nghĩa là "thú lớn"). Chúng có mặt đông đúc trên trái đất cách đây 2 triệu đến 8.000 năm về trước. Họ hàng c̣n sinh tồn của lười đất khổng lồ chính là lười cây.
Mặc dù có 4 chân, nhưng giống như các loài linh trưởng, lười đất thường xuyên đi lại bằng hai chân. Khi lười đất khổng lồ đứng bằng 2 chân sau, chúng cao tới tận ngọn một cái cây có kích cỡ trung b́nh. Chiều cao của lười đất khi đứng thẳng lên tới 6 mét, cao gấp đôi voi.
Vào thời kỳ vài trăm ngàn năm trước, lười đất có mặt ở hầu hết các vùng rừng thưa và đồng cỏ Nam Mỹ. Cách nay chừng 10.000 năm, chúng vẫn c̣n phổ biến ở vùng đất này.
Với kích thước to lớn như vậy, nên chúng không chịu làm con mồi cho bất kỳ loài nào, kể cả hổ răng kiếm. Bộ móng sắc và dài của chúng như những con dao cực kỳ nguy hiểm. Chỉ một cú vả của nó cũng cướp đi mạng sống của hổ răng kiếm khổng lồ.
Các nhà khoa học tin rằng, sự diệt vong của lười đất khổng lồ là do con người. Con người đă săn bắt, giết hại và cướp mất môi trường sống của loài động vật khổng lồ, nhưng rất hiền lành, đáng yêu này.
Tuy nhiên, một số giả thuyết khẳng định rằng, lười đất khổng lồ vẫn c̣n tồn tại đâu đó trong cánh rừng Amazon rộng lớn, nơi con người chưa đặt chân đến. Thổ dân da đỏ ở Amazon vẫn kể về một quái vật đi bằng hai chân như người, thân thể phủ đầy lông lá, thi thoảng lại cất tiếng hú rợn người.
Lười đất khổng lồ có thể vẫn c̣n sống trong rừng sâu ở Nam Mỹ. - Ảnh: worldglobalnews.onli ne
Thổ dân da đỏ Amazon thường gọi chúng là Mapinguari, có nghĩa là “kẻ trông coi rừng già”. Các nhà thám hiểm đă ghi lại được cả ngàn cuộc chạm trán của thợ săn với quái vật lông lá này.
Nhà điểu học David Oren đam mê loài lười đất khổng lồ đến nỗi, ông đă từ bỏ nước Mỹ để sống ở Brazil suốt hơn 20 năm nay. Công việc của ông là lang thang hết vùng này đến cùng khác của Amazon.
Mặc dù không có cơ hội tận mắt lười đất khổng lồ, nhưng ông đă ghi lại được lời của 7 thợ săn khẳng định rằng họ đă từng bắn chết quái vật lông lá khổng lồ, và có tới 80 người khẳng định đă giáp mặt chúng.
Bản thân nhà nghiên cứu này cũng khẳng định rằng, ông đă được nghe tiếng hú rợn người của lười đất khổng lồ, giống với tiếng hú mà thổ dân mô tả. Tiếc rằng, vật chứng đáng tin cậy nhất của David Oren khẳng định sự tồn tại của lười đất chỉ là những bức ảnh chụp dấu chân sâu tới vài cm và rơ ràng 3 ngón lớn của con vật.
Tuy nhiên, niềm đam mê của David Oren bị nhiều nhà khoa học dội cho gáo nước lạnh. Thật khó tin khi rất nhiều người bắn chết quái vật lông lá, thậm chí ăn thịt nó, mà chẳng c̣n giữ lại được mẩu xương, hay sợi lông nào để làm chứng.
Vượn khổng lồ
Một bức tượng h́nh dung của họa sĩ bảo tàng về h́nh dáng loài vượn Gigentopithecus thời tiền sử, tại Bảo tàng nam giới San Diego ở California. - Ảnh: Wikimedia Commons
Gigantopithecus Blacki, vượn khổng lồ sống cách đây 9 triệu năm, cao 3 mét và nặng gần 5 tạ. Chúng được coi là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. Những dấu vết của Gigantopithecus Blacki được t́m thấy gần nhất cách 100.000 năm ở các quốc gia châu Á.
Hiện nay tất cả những ǵ c̣n sót lại của chúng chỉ là các bộ xương hàm và răng. Và những hóa thạch này được bao xung quanh bởi một bức màn bí ẩn. Chúng đă làm dấy lên một giả thuyết cho rằng Gigantopithecus hoàn toàn không phải là một loài vượn khổng lồ, mà trái lại là một sinh vật h́nh người khổng lồ. Hoặc nếu đây không phải là giống người khổng lồ trong truyền thuyết, có thể loài sinh vật này vẫn tồn tại cho đến ngày nay dưới cái tên Dă nhân Bigfoot hay người tuyết Yeti.
Bác sĩ giải phẫu Franz Weidenreich (1873–1948) đă đưa ra giả thuyết cho rằng Gigantopithecus là một tổ tiên khổng lồ của con người hiện đại. Ông cho rằng những chiếc răng của chúng rất giống với con người, và nhận định của ông đă được chấp nhận rộng răi, theo nhà cổ nhân chủng học Russell L. Ciochon thuộc trường Đại học Iowa, Mỹ.
Một trong số những bộ xương hàm hiếm hoi đă được phát hiện của loài Gigantopithecus. Trong bộ sưu tập của trường Cao đẳng Wooster, bang Ohio, Mỹ. - Ảnh: Wilson44691/Wikimedia Commons
Vào lúc đó bác sĩ Weidenreich chỉ tiến hành nghiên cứu với 4 chiếc răng. Trải qua nhiều thập kỷ khi có thêm nhiều xương hàm dưới được phát hiện và xuất hiện thêm nhiều chiếc răng, các nhà khoa học đă bác bỏ ư kiến của Weidenreich và bắt đầu xây dựng nhiều mô h́nh dựa trên giả thuyết cho rằng Gigantopithecus là một loài vượn khổng lồ từ thời tiền sử. Bộ hàm có h́nh dáng tương tự loài vượn. Răng của chúng cũng có sự tương đồng về cấu trúc so với loài vượn cổ đại Sivapithecus tồn tại cách đây khoảng 10 triệu năm về trước.
Người ta cho rằng sự tuyệt chủng của chúng có thể được gây ra do các biến đổi khí hậu và/hoặc cuộc chiến sinh tồn với người đứng thẳng Homo erectus (một chủng loại người).
Vấn đề ở tất cả các giả thuyết trên là t́nh trạng thiếu hụt bằng chứng.
Hầu hết các bằng chứng tồn tại của dă nhân Bigfoot là dựa vào lời kể của các nhân chứng. Dù vậy, những cuộc chạm trán với loài sinh vật cỡ lớn giống Bigfoot là rất phổ biến ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt giữa những cựu quân nhân trong chiến tranh Việt Nam, và một trong số họ đă liên hệ với Ciochon để kể lại những trải nghiệm của ḿnh.
Thằn lằn cổ dài
Thằn lằn cổ dài có h́nh dáng tương tự như quái vật hồ Loch Ness.- Ảnh: worldglobalnews.onli ne
Dài 12 mét và từng tồn tại ở đại dương trong 100 triệu năm, quái vật biển khổng lồ plesiosaur rất giống với quái vật hồ Loch Ness mà con người săn t́m.
Loài thằn lằn cổ dài này c̣n được cho là xuất hiện ở hồ Champlain và hồ Memphremagog ở Mỹ. Nhưng nhiều nhà khoa học đă bác bỏ khả năng plesiosaur đă sống sót qua cuộc đại tuyệt chủng. Bởi hồ Loch Ness chỉ h́nh thành cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng các mẫu hóa thạch gần nhất của plesiosaur cách xa tới 66 triệu năm.
Thằn lằn cổ rắn được phát hiện ở kỷ Jura với hàm răng sắc nhọn khổng lồ, đầu thuôn dài. Lợi thế từ hàm răng sắc nhọn khiến loài sinh vật cổ này có thể dễ dàng nuốt trọn cá mập, thằn lằn cá thậm chí cả khủng long.
Cuối năm 2017, các nhà khoa học phải trải qua chuyến bay hai tiếng bằng trực thăng từ trạm Marambio ở Argentina đến Nam Cực để di chuyển đến ŕa lục địa đóng băng. Tại đây, họ t́m thấy bộ xương thằn lằn cổ dài dài khoảng 12 m. "Thật thú vị khi tới đó, nơi chưa có ai đặt chân tới trong 23 năm qua", nhà cổ sinh vật học José Patricio O'Gorman, một thành viên nhóm nghiên cứu, nói.
Bộ xương thằn lằn cổ dài. - Ảnh: Daily Star.
"Đó là nơi xa nhất chúng tôi từng đến trong các đợt khảo sát cổ sinh vật học có xương sống ở Nam Cực. Các đợt khảo sát ở Argentina thường được tiến hành gần trạm Marambio (ở quần đảo Marambio, James Ross và Vega), nhưng chúng tôi đă mở rộng phạm vi làm việc và rất hứng khởi trong việc đi tới những nơi xa hơn", Cavalli cho biết.
Theo Cavalli, mẫu vật được bảo quản tốt tới mức đáng kinh ngạc bởi đáy biển, nơi chôn xác sinh vật cổ đại, hầu như không có oxy để các tổ chức sinh vật khác có thể tồn tại. Điều kiện này giúp mẫu vật khỏi bị phá hủy bởi động vật biển, đồng thời đảm bảo quá tŕnh thối rữa không xảy ra.
Thằn lằn cổ dài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà cổ sinh vật học từ phát hiện đầu tiên vào thế kỷ 18. Dù thằn lằn cổ dài không phải khủng long, hai loài vật cùng sinh sống trên Trái Đất hàng triệu năm trước khi chúng bị thiên thạch lớn xóa sổ khoảng 66 triệu năm trước.