Mỹ hiện đang dồn 200 tên lửa hành tŕnh sẵn sàng đánh Syria. Liên minh Anh, Pháp và Mỹ định tấn công Syria một lần nữa. Mặt khác Washington tính trừng phạt bất cứ quốc gia nào sở hữu S-400 là rất tai hại, do vậy buộc Tổng thống Putin phải cho S-400 khai hoả trên chiến trường...
Mỹ-Anh-Pháp chuẩn bị tấn công Syria, ép Putin phải khai hoả S-400
Khả năng liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria một lần nữa trở nên rơ ràng hơn, khi một kịch bản tấn công vũ khí hoá học tại Idlib là do phe đối lập Syria dàn dựng rồi đổ vấy cho quân chính phủ Syria, được cho là đang ráo riết tiến hành.
Cùng lúc những chuyển động quân sự cũng được kích hoạt, khi Mỹ điều tàu khu trục USS The Sullivans mang 56 tên lửa hành tŕnh tới vịnh Ba Tư và máy bay ném bom US В-1В trang bị 24 tên lửa hành tŕnh AGM-158 tới căn cứ Al Udeid ở Qatar.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Nga Igor Konashenkov, các tuyên bố công khai của hàng loạt quan chức cấp cao Mỹ, Anh, Pháp mới đây cùng với các bằng chứng đă hé lộ việc Washington và các đồng minh lại đang chuẩn bị gây hấn Syria.
Mỹ và đồng minh lại chuẩn bị tấn công Syria một lần nữa?
Theo giới phân tích, dù vẫn là kịch bản vũ khí hoá học - chỉ có điều phe đối lập đóng vai thay cho White Helmets - nhưng mục đích của Washington và đồng minh được nhận diện là không giống như hai lần tấn công Syria trước đây.
Khi Tổng thống Trump cho phóng Tomahawk vào Syria hồi tháng 4/2017 là nhằm dằn mặt Moscow và quyết phá thế việt vị mà Tổng thống Putin đă giăng ra với Tổng thống Obama, khiến Mỹ phải "lấp ló bên cánh gà", nh́n Nga đạo diễn ván cờ Syria.
Khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp không kích Syria hồi tháng 4/2018 được Tổng thống Trump cho biết là nhằm buộc Moscow phải đối thoại để giải quyết ván cờ Syria theo hướng có lợi cho người Mỹ.
Cuộc tấn công lần này, nếu diễn ra, mục đích của Washington là ép Tổng thống Putin phải cho hệ thống pḥng thủ S-400 khai hoả trên chiến trường, điều mà Washington mong mỏi từng giờ, bởi việc S-400 không khai hoả là rất tai hại với Mỹ.
Ngày 14/4/2018, khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp không kích Syria, mọi sự chú ư của cả công luận và dư luận đều đổ dồn vào kịch bản đối đầu giữa tên lửa của liên quân với hệ thống pḥng không S-400 ở Syria.
Tuy nhiên, S-400 của Nga đă không khai hỏa trong vụ không kích này, dù radar của chúng hoạt động rất tích cực để quét toàn bộ chiến trường khi tên lửa của liên quân Mỹ-Anh-Pháp trút xuống ba mục tiêu ở Syria, theo Defense News.
"Lưới pḥng không Nga ở Syria hoạt động rất mạnh. Chúng đă quét mục tiêu nhưng không tấn công", tướng Kenneth McKenzie, Giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, thừa nhận.
Lư do S-400 không khai hỏa vẫn chưa rơ ràng. Có nh́n nhận rằng việc Lầu Năm Góc thông báo cho quân đội Nga biết trước cuộc tấn công và cách tên lửa liên quân né các ô pḥng không của Nga ở Syria, khiến Moscow cho S-400 án binh bất động.
Mỹ và đồng minh dường như đă hết kiên nhẫn với Putin khi không cho S-400 khai hoả tại Syria
Có luồng ư kiến khác th́ cho rằng, các vị trí của quân đội Nga ở Syria không bị liên quân Mỹ-Anh-Pháp không kích nên Moscow không tham gia vào việc đáp trả khiến S-400 không có cơ hội khai hoả.
Theo ông Tom Karako, chuyên gia phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Mỹ th́ việc S-400 không khai hoả khiến cho Mỹ mù tịt về cơ chế pḥng thủ thụ động của hệ thống này.
Nhà phân tích Anton Lavrov th́ cho rằng quân đội Nga lựa chọn không khai hỏa là nhằm che giấu khả năng tác chiến thực sự của S-400, khiến Mỹ và đồng minh không thu thập được các dữ liệu về năng lực của tổ hợp pḥng không tối tân này.
Phương Tây không thăm ḍ được S-400, nhưng ở chiều ngược lại Nga đă thu được nhiều thông tin quan trọng của đối phương trong cuộc tấn công này. Nga chọn cách che giấu năng lực hoặc giữ át chủ bài nhằm đề pḥng sau này, ông Karako phân tích.
Rơ ràng, việc quân đội Nga không cho khai hoả S-400 đă khiến Mỹ và đồng minh từ thế chủ động trong chiến thuật của ḿnh rơi vào thế bị động trong chiến thuật của Moscow, song hậu quả của vấn đề lại nằm ở tầm chiến lược.
Bởi hiện nay nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ đang rất mong muốn sở hữu S-400, khát vọng của các đồng minh-đối tác được sở hữu S-400 của Nga đă làm lu mờ nỗi lo sợ trừng phạt của Mỹ.
Điều đó khiến Luật chống các đối thủ của Mỹ bằng những biện pháp trừng phạt (CAATSA) gần như bị đồng minh-đối tác vô hiệu, khiến Washington phẫn uất tuyên bố sẽ trừng phạt cả thế giới nếu quốc gia nào cũng muốn sở hữu S-400.
Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt với các quốc gia sở hữu S-400 chẳng khác ǵ khẳng định S-400 của Nga quá lợi hại so với vũ khí Mỹ, qua đó Washington có màn quảng cáo tuyệt vời cho S-400 giúp Moscow.
Luật chống các đối thủ của Mỹ bằng những biện pháp trừng phạt đang bị khát vọng sở hữu S-400 của các đồng minh vô hiệu hoá
Khi đó các hệ thống pḥng thủ THAAD hay Aegis đang được Mỹ quảng bá sẽ trở nên mất sức hút với khách hàng, v́ trừng phạt quốc gia sở hữu S-400 có nghĩa Mỹ không dám cho sản phẩm của ḿnh cạnh tranh với sản phẩm của Nga trên thị trường.
Chuyên gia Karako cho rằng khi S-400 không khai hoả khiến Mỹ mù tịt thông tin về tính năng của hệ thống pḥng không này, nên không thể thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ S-400, mà trừng phạt th́ có nguy cơ khách hàng từ chối sản phẩm Mỹ.
Đây là thách thức rất lớn với Mỹ, không chỉ là mất bạn hàng mà c̣n ảnh hưởng tới các chương tŕnh hợp tác của Mỹ. Bởi chính sách quốc pḥng của Nga đang tỏ ra hiệu quả hơn Mỹ, khi giá thành vũ khí và thiết bị quân sự luôn thấp hơn Mỹ rất nhiều.
Rơ ràng, Washington trừng phạt bất cứ quốc gia nào sở hữu S-400 quả là tai hại với Mỹ, do vậy buộc Tổng thống Putin phải cho S-400 khai hoả trên chiến trường là cực kỳ quan trọng với Mỹ và khai thác nước cờ vũ khí hoá học Syria là nhất cử lưỡng tiện.
Tổng thống Putin có cho S-400 khai hoả nếu Mỹ-Anh -Pháp tấn công Syria?
Giới phân tích cho rằng mong muốn của Washington và các đồng minh, trong trường hợp tiếp tục tấn công Syria một lần nữa, sẽ khó có thể được đáp ứng, nghĩa là Tổng thống Putin vẫn sẽ chưa cho S-400 khai hoả trên chiến trường Syria. Tại sao vậy?
Thứ nhất, cuộc không kích tiếp theo của liên quân Mỹ-Anh-Pháp, nếu diễn ra, vẫn chỉ là kết quả của kịch bản Mỹ và đó luôn là cái bẫy với Nga, do vậy nếu đáp trả là Nga sẽ sập bẫy Mỹ.
Có thể khẳng định rằng trong bối cảnh hiện nay, chính quyền Syria không cần và không dại ǵ sử dụng vũ khí hoá học - đặt giả thiết là Damascus c̣n ở hữu vũ khí hoá học - để tấn công phe nổi dậy, thậm chí cả tấn công khủng bố.
Với vị thế của lực lượng làm chủ chiến trường, quân đội Syria đầu cần phải sử dụng vũ khí học mới có thể giải quyết được vấn đề. Rào cản lớn nhất cho chiến thắng cuối cùng của quân đội Syria chính là những "vị khách không mời".
Putin có nước cờ vũ khí hoá học Syria hoàn hảo nên khiến các kịch bản vũ khí hoá học của Washington luôn không thành
Nếu Damascus sử dụng vũ khí hoá học là tạo cớ cho "kẻ xâm lược" tấn công ḿnh và đương nhiên không ai dại dột làm điều đó. Như vậy, rơ ràng một kịch bản được Washington dàn dựng, nên nếu Moscow đáp trả là sẽ mắc mưu.
Thứ hai, các cuộc tấn công của liên quân với Syria, nếu diễn ra, sẽ không thể nhắm vào các cơ sở của Nga, nên quân đội Nga có quyền lựa chọn cho S-400 khai hoả hoặc không khai hoả và rơ ràng không đáp trả luôn là lựa chọn tối ưu của Nga.
Khi đối phương chỉ mong chờ việc kích hoạt một loại vũ khí đặc biệt để phá thế bế tắc của ḿnh, nhằm "hại người, lợi ḿnh" th́ việc để cho đối phương phải khắc khoải chờ đợi thêm luôn là cần thiết.
Khi Washington doạ trừng phạt cả thế giới nếu quốc gia nào cũng muốn sở hữu hệ thống pḥng thủ S-400 vô h́nh trung đă tạo ra lợi thế cho Moscow, bởi nó cho thấy người Mỹ đă mất kiên nhẫn và bất lực.
Không cho S-400 khai hoả trong trường hợp không bị buộc phải khai hoả luôn đảm bảo thế chủ động của Nga trong cuộc chiến Syria và luôn là cơ hội có thể đẩy Mỹ và các đồng minh vào thế việt vị bất cứ lúc nào.
Có thể thấy hệ thống pḥng thủ S-400 không chỉ là một loại vũ khí đặc biệt, mà việc sở hữu, sử dụng nó c̣n là vấn đề mang tính chiến lược trong quá tŕnh hoàn thiện Học thuyết quân sự mới của Tổng thống Putin - vốn đă khiến Mỹ và đồng minh phải "đứng h́nh".