Mỹ dọa sẽ trừng phạt Ấn Độ nếu mua vũ khí của Nga. Cho đến nay, suy nghĩ trước sau, Ấn Độ từ chối hợp tác với Nga, ngừng mua vũ khí Nga. Hơn thế họ chuyển sang mua vũ khí, trang bị của Mỹ và phương Tây.
Trong giai đoạn từ năm 2000-2009, Ấn Độ là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên hiện nay họ đă ngừng thanh thanh toán những hợp đồng hiện tại cho Tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga “Rosoboronexport” và từ chối kư kết các hợp đồng mới, trong số này có việc mua máy bay tiêm kích và hệ thống S-400.
Mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ lung lay.
Theo tờ “Vedomosti” trích dẫn nguồn tin từ đại diện ngành công nghiệp quốc pḥng Nga cho biết, kể từ tháng 4/2018 phía Nga đă không nhận từ phía Ấn Độ các khoản thanh toán những hợp đồng mua vũ khí trước đó.
Sau khi “Rosoboronexport” và hầu hết các doanh nghiệp quốc pḥng Nga chịu sự trừng phạt của Mỹ các h́nh thức thanh toán bằng USD bị tạm ngừng, các ngân hàng Ấn Độ cũng chặn các giao dịch này.
Họ sợ vi phạm luật CAATSA (đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận) đă được thông qua một năm trước và những điều khoản mở rộng lệnh trừng phạt với tất cả các bên liên quan, ngay cả khi họ không trực tiếp tham gia vào giao dịch.
“Rosoboronexport” đang xem xét khả năng chuyển sang giao dịch bằng tiền của các quốc gia khác như rupee Ấn Độ, rúp Nga, dirham (tiền tệ của các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất UAE), Tổng giám đốc của tập đoàn “Rosoboronexport”, ông Alexander Mikheev cho biết.
Tuy nhiên thực trạng đáng buồn hơn việc thanh toán các hợp đồng cũ đó là từ năm 2012 đến nay không có một thỏa thuận mới nào giữa Delhi và Nga được kư kết, mọi nỗ lực giữa các bên đều thất bại, chuyên gia Konstantin Makienko, Phó giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga nói. Mặc dù trước đó Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của Nga.
Được biết trong tháng 1/2018 có thông tin cho rằng, việc đàm phán hợp đồng cung cấp các hệ thống S-400 rơi vào bế tắc mặc dù trước đó gần 2 năm Tổng thống Nga Vladimir Pytin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă thông qua sơ bộ các hợp đồng này.
Tờ Defense News cho rằng, nguyên nhân khiến hợp đồng này thất bại là do Ấn Độ không chấp thuận mức giá mà Nga yêu cầu và các điều kiện giao hàng kèm theo. “Rosoboronexport” đă yêu cầu 5,5 tỷ USD cho S-400 và từ chối chuyển gia công nghệ 3 loại tên lửa có điều khiển.
Bốn tháng sau, Ấn Độ “đóng băng” một dự án chung với Nga để phát triển chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm dựa trên cơ sở của Su-57. Nguyên nhân dẫn đến động thái này cũng được cho là do Ấn Độ không chấp nhận cả về giá cả và các điều khoản quy định.
Sau khi từ chối Nga, theo một số nguồn tin ngân sách này sẽ được Ấn Độ sử dụng để mua 36 chiếc máy bay tiêm kích Rafale của Pháp và trang bị đi kèm với giá 8 tỷ euro, cùng với các hệ thống pḥng không và pḥng thủ chống tên lửa mới của Mỹ NASAMS-2 với giả 1 tỷ USD.
Nhờ động thái tích cực này từ phía Ấn Độ, đầu mùa hè này Hoa Kỳ đă đưa Ấn Độ vào danh sách ưu tiên cho một đối tác thương mại đối với hàng hóa chiến lược (STA-1, Strategic Trade Authorization-1). Điều này cho phép Ấn Độ có thể mua thêm các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực quốc pḥng.