Tổng Thống Donald Trump đề nghị ông Brett Kavanaugh vào vị trí phẩm phán tối cao phán viện Mỹ, khiến trở thành tâm điểm của dư luận Mỹ và cả thế giới trong suốt tuần qua liên quan đến các cáo buộc có hành vi tấn công t́nh dục (sexual abuse) đối với phụ nữ, sau đó ông Brett Kavanaugh đă vượt qua cuộc điều trần dài 11 tiếng đồng hồ.
Biểu t́nh chống việc bổ nhiệm ông Brett Kavanaugh. (H́nh: Roberto Schmidt/AFP/Getty Images)
Tuy nhiên, thái độ, sự quan tâm của người dân gốc Việt tại Mỹ, đặc biệt là dân ở vùng Little Saigon, đối với vấn đề này như thế nào cũng là một điều khá thú vị với những người theo dơi tin tức.
Sơ lược vai tṛ của thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
Kể từ năm 1869, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ (TCPV) bao gồm chín thẩm phán, có nhiệm kỳ trọn đời, tức là có thể tại vị tới khi nào họ muốn nghỉ hưu hoặc tới khi họ qua đời, như Thẩm Phán Ruth Bader Ginburg vẫn đang tại vị ở tuổi 85.
Trong cơ cấu Tam quyền phân lập ở Mỹ, TCPV đóng vai tṛ cực kỳ quan trọng như là một cán cân công lư, cân bằng giữa một bên là Hành pháp (Chính Phủ), một bên là Lập Pháp (Quốc Hội) nhằm bảo vệ các quyền lợi cơ bản của người dân và ǵn giữ các giá trị cốt lơi của nước Mỹ.
TCPV có quyền quyết định nếu Lệnh Hành pháp (Executive Order) hay các bộ luật từ Lập pháp có hợp hiến hay vi hiến. Như vậy TCPV có thể coi là cơ quan quyền lực vô cùng quan trọng đối với quốc gia có nền dân chủ như Hoa Kỳ.
Chính v́ vậy, việc đề cử một người vào vị trí thẩm phán TCPV là một việc vô cùng quan trọng.
Trong bối cảnh nước Mỹ đang có sự chia rẽ sâu sắc kể từ cuộc bầu cử Tổng Thống Trump đến nay, bất cứ một sự đề cử nào liên quan tới ông Trump ít nhiều đều vấp phải những rào cản từ những người có quan điểm đối lập. Việc Tổng Thống Trump đề cử ông Brette Kavanaugh vào TCPV (thay thế Thẩm Phán Anthony Kennedy nghỉ hưu) cũng không là một ngoại lệ.
Sau khi được đưa vào danh sách đề cử, ông Kavanaugh đă vấp phải một số cáo buộc về hành vi tấn công t́nh dục (sexual abuse) đối với phụ nữ khiến cho Ủy Ban Thượng Viện phải tổ chức phiên điều trần vào ngày 4 Tháng Mười kéo dài đến 11 tiếng.
Tuy nhiên, sau khi có kết luận điều tra từ FBI không có bằng chứng kết luận ông Kavanaugh có tội, ngày 6 Tháng Mười Thượng Viện đă tiến hành bỏ phiếu.
Với kết quả 50-48, ông Kavanaugh cuối cùng vẫn được bổ nhiệm làm thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Ở độ tuổi 53, ông Kavanaugh có thể tại vị trong vai tṛ này tới khi nào ông muốn nghỉ hưu hoặc qua đời, nghĩa là ông có thể tại vị trong khoảng 30 năm tới.
Hiện tại trong Tối Cao Pháp Viện, bốn người có xu hướng bảo thủ, bốn người có xu hướng cấp tiến. Ông Kavanaugh trong quá khứ có xu hướng thiên về bảo thủ. Do vậy, việc bổ nhiệm ông Kavanaugh sẽ có thể dẫn tới khuynh hướng bảo thủ chiếm đa số trong TCPV. Những người theo đảng Dân chủ đang lo ngại rằng sẽ có một sự cản trở tư pháp hoặc phân xử thiên lệch bất công làm ảnh hưởng tới đời sống và thay đổi các luật lệ trong đó có luật về quyền phá thai và kết hôn đồng tính.
Ông Brett Kavanaugh tại buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Thẩm phán TCPV. (H́nh: Alex Wong/Getty Images)
Đa số dân gốc Việt không quan tâm
Khi được hỏi suy nghĩ liên quan đến sự kiện “nóng hổi” này của nước Mỹ, bà Hạnh Châu, cư dân Midway City, làm nghề bán hàng tại siêu thị Target, nhún vai lắc đầu “Ông ta (Kavanaugh) là ai? Tôi chưa từng nghe thấy tên ông này.”
Vài người gốc Việt đang xếp hàng chờ tính tiền ở chợ Target, cũng cùng câu trả lời, “Tôi quan tâm làm chi tới mấy ông đó.”
Bà Thủy Nguyễn, giám đốc điều hành một bảo tàng ở Little Saigon, nói, “Chúng tôi không bày tỏ quan điểm chính trị v́ công việc của chúng tôi là trân trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, chúng tôi giữ lập trường trung lập, không ủng hộ, phản đối hay đứng về đảng phái nào hết.”
Trong một quán cà phê trên đường Brookhurst, ông Trần Văn Hữu, cư dân thành phố Westminster, nói, “Việc bổ nhiệm một ông thẩm phán th́ không ảnh hưởng ǵ tới cộng đồng người Việt ḿnh, v́ cộng đồng ta chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong xă hội Mỹ.”
Ông Lê Văn Giàu, cũng sống ở Westminster, nhận xét, “Chính trị Mỹ rất xa vời với người dân Việt Nam, hơn nữa tôi cũng không ủng hộ bên Cộng Ḥa hay Dân Chủ, v́ thế tôi cho rằng việc này không mấy người Việt ḿnh quan tâm cho lắm.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Đ́nh Linh, cư dân Santa Ana, bày tỏ, “Việc bổ nhiệm Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện rất quan trọng v́ hiến pháp là nền tảng của nước Mỹ. Tuy nhiên cũng không ảnh hưởng ǵ nhiều tới người Việt ḿnh.”
Người dân gốc Việt xem diễn hành Tết tại Little Saigon (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Những người gốc Việt quan tâm nói ǵ?
Cô Châu Hồng Lê, 72 tuổi, một giáo viên về hưu, cư dân Anaheim, nói, “Tôi không vui khi ông Kavanaugh được bỏ phiếu vào TCPV. Ông ta bị cáo buộc quấy rối t́nh dục, coi thường phụ nữ vậy mà vẫn được làm thẩm phán. Như thế th́ c̣n ai tin được vào công lư nữa?”
Ông Nguyễn Đ́nh Linh, dù cho rằng sự kiện này không “ảnh hưởng nhiều tới người Việt,” cũng bày tỏ suy nghĩ, “Tôi tin tưởng vào sự lựa chọn của Thượng Viện. Hơn nữa, đọc tin tức tôi biết ông Kavanaugh đă có một quá tŕnh làm việc trước kia cho chính phủ ông Bush rất tốt. Tuy có cáo buộc này nọ nhưng mà FBI đă điều tra, và không đủ bằng chứng để kết tội ông ta. Tôi tin tưởng ông ta sẽ làm việc theo Hiến Pháp, lấy lợi ích đất nước lên trên hết, không theo đảng phái nào, giống như ông Thẩm Phán John Robert.”
Trong khi đó, anh Nguyễn Ngọc Ban, cư dân Garden Grove, hiện đang làm việc trong lĩnh vực y tế, chia sẻ, “Tôi rất vui khi thấy ông Kavanaugh được bổ nhiệm v́ ba lư do: Thứ nhất, tôi không tin các cáo buộc của bà Ford v́ nhiều t́nh tiết tâm lư trong phiên điều trần là không thật cho dù bà ta là một tiến sỹ tâm lư. Thứ hai, ông ta thể hiện là người có tài, trong thời gian làm việc cho ông G.Bush và làm phụ tá cho Thẩm Phán Ken Starr trong vụ bê bối của ông Bill Clinton. Thứ ba, ông ta sẽ là người giúp cho ông Trump nhiều việc thuận lợi để tiếp tục làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại.” (Tâm An)