Cuộc khủng hoảng tồi tệ ở Venezuela không chỉ đeo bám người đang sống mà ngay cả người chết cũng không yên thân. Nhiều gia đ́nh không thể có đủ tiền để lo cho việc chôn cất người thân khi qua đời. Hiện cuộc khủng hoảng ở Venezuela vẫn chưa thể có lối thoát. Chỉ vài ngày trước đó, gia đ́nh của Ender Bracho cũng chôn cất anh ở sân sau, phủ lên thi thể anh vài xẻng đất. Giới chức địa phương cuối cùng phải hỗ trợ họ một chiếc quan tài và một ngôi mộ, theo AFP.
Hồi tháng hai, thi thể của Francisco Rollos, một người bán hàng bên đường, được đặt ngay trước ṭa thị chính thành phố phía tây bắc Turen. Đó là một lời kêu cứu âm thầm nhưng dữ dội buộc chính quyền phải chôn cất anh.
Với người nghèo Venezuela, cơn ác mộng của cuộc khủng hoảng kinh tế buộc hàng triệu người phải tháo chạy khỏi đất nước bám đuổi họ cho đến tận mồ chôn.
Một năm trước khi chết, ông Alvarez, 78 tuổi, bị bệnh dẫn đến mất hết năng lực. T́nh h́nh tồi tệ hơn khi ông bị thủy đậu và không được chữa trị v́ thiếu thuốc men. Sự đau đớn của ông chấm dứt vào hôm 4/10 tại một khu phố nghèo ở thành phố cảng Maracaibo. Con gái ông, Lisandra, đă xin giới chức địa phương giúp chôn cất cha nhưng không được hồi đáp.
"Thi thể ở trong t́nh trạng phân hủy và ngôi nhà đầy mùi hôi thối. Tôi không thể t́m ra cách nào để cải thiện t́nh cảnh này", nữ nhân viên giặt ủi 43 tuổi nói.
Ba ngày sau, chính quyền phải hỗ trợ gia đ́nh Alvarez một chiếc quan tài và một ngôi mộ. Khi đó, mùi hôi thối đă lan từ ngôi nhà ra cả con phố.
"Chúng tôi đă đặt ba túi vôi vào quan tài và thêm một túi nữa ở phía trên để hạn chế mùi hôi", Lisandra nói.
Trước đó một năm, cô phải bán đi chiếc tủ lạnh của gia đ́nh để có tiền chôn cất mẹ. Năm 2014, con trai làm cảnh sát của cô cũng bị bắn chết.Vài ngày trước khi Alvarez chết, gia đ́nh Bracho đào một cái hố ở sân sau và đặt thi thể anh vào trong. Anh chết v́ nhiễm độc máu, một căn bệnh mà người thân cho hay nhẽ ra có thể chữa trị được bằng kháng sinh. Ngay cả khi c̣n sống, người thợ xây 39 tuổi trông đă giống một xác chết, với xương sườn lộ ra và khuôn mặt hốc hác.
"Chính phủ ở đâu sao không giúp người nghèo? Những ǵ họ đang làm chỉ là hủy hoại chúng tôi", cháu của Bracho nói. "Hăy nh́n t́nh cảnh đất nước bây giờ. Chúng tôi chẳng c̣n ǵ cả".
Quấn trong chăn, thi thể của Bracho được hạ xuống chiếc hố ở sân sau. Mẹ anh giúp chôn lấp thi thể con với vài nắm đất. Trong khi đó, những người hàng xóm phản đối việc chôn cất Bracho ở đây v́ sợ dịch bệnh lây lan. Vài giờ qua đi trước khi các nhân viên từ chính quyền bang Zulia xuất hiện với một chiếc quan tài và chuyển thi thể Bracho đến một nghĩa trang.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đang gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của người dân Venezuela bằng sự thiếu hụt thực phẩm cơ bản và lạm phát dự kiến tăng vọt lên 1,3 triệu phần trăm trong năm nay, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
"90% người dân đến chỗ tôi để t́m dịch vụ giá rẻ nhất có thể", chủ nhà tang lễ Luis Mora nói. "Khi họ đến, họ đă chi hết số tiền ít ỏi ḿnh có vào việc điều trị và chăm sóc người thân".
Mora, người sở hữu hai nhà tang lễ tại thủ đô Caracas, cho hay chi phí tang lễ dao động từ 8.000 đến 25.000 bolivar (130 - 400 USD), cao hơn nhiều thu nhập tối thiểu hàng tháng tương đương 29 USD của họ. Mức giá trên chưa bao gồm bia mộ.Những người chuyên tổ chức hậu sự cũng đang t́m cách cắt giảm các chi phí. Họ không c̣n mua một lượng lớn formaldehyde để bảo quản các thi thể nữa mà chỉ mua nó theo từng ngày.
Ở khu phố của Bracho, nhiều người cũng chết và không có tiền chôn cất như anh, chủ yếu là do bạo lực. Năm 2017, các tổ chức phi chính phủ ghi nhận khoảng 26.000 trường hợp thiệt mạng do bạo lực ở Venezuela. Nhiều thi thể nạn nhân không được các nhà tang lễ chấp nhận v́ muốn tránh rắc rối, Mora cho biết.
Với Alvarez, chính quyền chỉ hỗ trợ quan tài và một ngôi mộ mà không có phương tiện vận chuyển thi thể ông. Một người hàng xóm đă giúp đưa thi thể ông đến nghĩa trang bằng xe tải nhỏ và mang cả những phiến đá lẫn gạch đến để xây mộ. Thông thường một ngôi mộ cần có 12 phiến đá nhưng mộ của Alvarez chỉ có hai.
|