Sự thật Mỹ có phải là cường quốc lớn nhất trên thế giới không? Nếu cuộc chiến xảy ra, Mỹ có những vũ khí nào? Thực tế Tổng thống Mỹ chỉ tăng cường sử dụng kho vũ khí pháp luật đă được xây dựng bởi những người tiền nhiệm, qua đó thể hiện sức mạnh vượt trội.
Vũ khí từ giấy
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đang thể hiện sức mạnh vượt trội, nhưng không phải bằng sức mạnh quân sự mà thông qua những lệnh trừng phạt khắc nghiệt.
Tờ Diễn đàn của Pháp đánh giá, chủ nghĩa bảo hộ và chính sách áp dụng luật pháp vượt ra ngoài lănh thổ giúp cho nước Mỹ của Donald Trump khống chế phần c̣n lại của thế giới. Mỹ là một siêu cường tuyệt đối mà không ǵ có thể chống lại, hoặc gần như thế.
Theo tờ báo Pháp, Tổng thống đương nhiệm của Mỹ chỉ tăng cường sử dụng kho vũ khí pháp luật đă được xây dựng bởi những người tiền nhiệm của ông như luật Helms-Burton hay luật Amato ban hành từ năm 1996. Những bộ luật này trừng phạt nặng nề tất cả các giao dịch tài chính thực hiện với Cuba, Iran và Libya.
Tổng thống Mỹ D. Trump kư ban hành một đạo luật tăng cường trừng phạt Nga, Iran và Triều Tiên hồi tháng 8/2017
Không phải chỉ có Donald Trump, những tổng thống trước cũng chưa bao giờ chần chừ trong việc áp dụng kho vũ khí đáng sợ này. Kết quả là, từ năm 2009 đến năm 2016, các ngân hàng châu Âu đă phải trả 16 tỷ USD tiền phạt do vi phạm các biện pháp trừng phạt quốc tế mà Mỹ đơn phương áp đặt hoặc/và luật chống rửa tiền của Mỹ, trong đó riêng ngân hàng BNP Paribas phải trả tới 8,97 tỷ.
Tuy vậy so với những người tiền nhiệm, Tổng thống Trump đă đi xa hơn một cách rất kiên quyết. Sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran ngày 8/5, Mỹ đă áp đặt trở lại lệnh trừng phạt chống lại Tehran. Washington cũng đă áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga và đang lao vào cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Mỹ luôn sẵn sàng thực thi luật pháp của ḿnh vượt ra ngoài phạm vi lănh thổ. Bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính, Mỹ làm suy yếu quyền tự quyết về chính sách kinh tế của các nước khác, cũng như chủ quyền đối ngoại của họ.
Theo phân tích của tờ báo Pháp, việc chi phối phần c̣n lại của thế giới nằm ở chỗ một số luật của Mỹ có thể được áp dụng với các cá nhân và pháp nhân của nước thứ ba do mối liên hệ của họ với Mỹ, chẳng hạn như sử dụng h́nh thức thanh toán bằng đồng USD. Đó là thứ vũ khí không thể so sánh mà Mỹ dùng để trừng phạt tất cả các cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài.
Mỹ không chỉ trừng phạt các "đối thủ" mà c̣n "đập" cả đồng minh
Thông thường, luật này áp dụng đối với các công ty hiện diện trên thị trường tài chính có Mỹ tham gia điều hành. Những luật này liên quan đến 3 lĩnh vực chủ yếu: các biện pháp trừng phạt quốc tế đang có hiệu lực, kể cả đơn phương do Mỹ đưa ra; trừng phạt các quan chức nước ngoài bị cáo buộc tham nhũng; áp đặt đối với công dân Mỹ không sống ở Mỹ nhưng phải nộp thuế cho Mỹ.
Cùng với việc trừng phạt, Mỹ cũng tăng cường khả năng ngăn chặn các nước “lách luật”. Văn pḥng kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ có chức năng giám sát việc thực thi lệnh trừng phạt quốc tế của Mỹ trong lĩnh vực tài chính, biên chế 200 nhân viên và được cấp ngân sách khoảng 30 triệu USD.
OFAC chủ yếu giám sát các giao dịch tài chính toàn cầu để phát hiện các chuyển động bất hợp pháp. Tất cả các giao dịch thực hiện theo đường chính thức đều được ghi lại và do đó đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ.
Lỗ hổng Mỹ không thể vá
Hiện có không ít ư kiến cho rằng trừng phạt cùng các hành động đơn phương đă trở thành ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, liệu điều đó có chứng tỏ sức mạnh tuyệt đối của Washington trong vai tṛ “cảnh sát toàn cầu hay không”?
Không phủ nhận các lệnh trừng phạt cùng khả năng kiểm soát chặt chẽ của Mỹ đang gây ra khó khăn nhất định đối với các “đối thủ” nhưng nó cũng khiến các nước hợp tác với nhau để chống lại Mỹ. Bên cạnh đó, có hàng loạt “lỗ hổng” để các nước lách luật mà nước Mỹ dù “ba đầu sáu tay” cũng không thể bịt kín.
Ví dụ, Mỹ mới đây đă viện dẫn CAATSA để áp đặt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc do mua vũ khí của Nga. Tuy nhiên, Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố các hợp đồng cung cấp S-400 và Su-35 với tổng trị giá hơn 3 tỷ USD đă kư kết từ đầu năm 2014 và 2015, một phần quan trọng của hợp đồng với Trung Quốc đă được thực thi. Bộ này nhấn mạnh biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không ngăn cản việc hoàn thành hợp đồng đến cùng.
Nga và Trung Quốc có thể sẽ từ chối dùng đồng USD trong giao dịch kỹ thuật quân sự song phương. Các hợp đồng sẽ chuyển sang h́nh thức khác như “khoan Trung Quốc đổi lấy máy bay chiến đấu Nga”.
Máy bay Su-35 của Nga trong một lần bay tŕnh diễn
Trung Quốc tích cực mua thiết bị quân sự của Nga kể từ đầu những năm 1990. Cuối năm 1992, Nga đă hoàn thành hợp đồng đầu tiên cung cấp máy bay chiến đấu Su-27 cho Trung Quốc. Năm 1995, hai nước đă kư kết hợp đồng thứ hai về cung cấp máy bay chiến đấu.
Tỷ lệ đổi hàng trong các hợp đồng này đạt tới 70%. Trung Quốc có lợi hơn khi thanh toán cho việc cung cấp vũ khí không phải bằng ngoại tệ, mà bằng hàng hóa.
Thị trường Nga những năm đó cũng hết sức cần hàng tiêu dùng. Tổ hợp quân sự-công nghiệp c̣n phụ thuộc vào xuất khẩu, v́ vậy hợp tác quân sự-kỹ thuật được tiếp nối theo các điều khoản đổi hàng cho đến cuối những năm 1990.
Trong bối cảnh hiện nay, theo quan điểm của các chuyên gia, không có ǵ ngăn cản hai nước nhớ lại những kinh nghiệm cũ có ích, điều chỉnh danh mục hàng hóa theo nhu cầu hiện đại của thị trường.
Trung Quốc đang dần không chỉ thuần túy là khách hàng mua thiết bị quân sự của Nga, mà trở thành đối tác của Nga trong việc phát triển công nghệ quân sự tiên tiến. Nga đă giúp Trung Quốc sáng chế hệ thống tên lửa pḥng không tầm trung, đạn dược có dẫn đường bằng laser.
Dù "cơ hội" hay "lâu bền", sự liên thủ Nga-Trung cũng khiến Mỹ đau đầu bất chấp vũ khí trừng phạt trong tay Washington
Nga và Trung Quốc đang cùng chung tạo ra hệ thống định vị thống nhất, tích hợp Glonass và Bắc Đẩu với nhau. Các cơ quan quân sự của hai nước hợp tác trong việc đào tạo nhân sự và tiến hành tập trận chung.
Mới đây, Trung Quốc đă tham gia cuộc tập trận lớn nhất của Nga kể từ năm 1981, tính chung huy động tới 300.000 quân nhân, trong đó 3.200 người là binh sĩ Trung Quốc.
Các biện pháp đánh thuế hay trừng phạt của Mỹ cũng khiến đồng minh khắp nơi bất b́nh. Dù không nói ra nhưng rơ ràng Pháp hay Đức khó có thể hài ḷng v́ các ngân hàng của họ phải “biếu” cho Mỹ hàng chục tỷ USD chỉ v́ “trót” làm ăn với một bên thứ ba không được ḷng Washington.
Nói như Tổng thống Nga trong một cuộc trả lời phóng vấn trên truyền h́nh hồi năm 2015, đồng minh không đối xử với nhau như vậy! Đó là cách hành xử của ông chủ v́ áp đặt ư muốn chủ quan và v́ lợi ích của ḿnh.