Một thỏa thuận giữa Việt Nam và Mỹ không áp dụng với công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ, v́ vậy Việt Nam vẫn không chịu nhận những người này, theo một thỏa thuận giữa hai chính phủ được kư hồi năm 2008, khiến cảnh sát di trú Hoa Kỳ đang trong tiến tŕnh thả những người Việt Nam chưa phải là công dân Mỹ nhưng phạm tội và đang bị giam giữ hơn 90 ngày chờ trục xuất.
Luật Sư Phi Nguyễn (thứ hai, phải) phát biểu tại cuộc họp báo hồi Tháng Ba, 2018, thông báo vụ AAAJ nộp đơn kiện ICE. (H́nh: Linh Nguyễn/NV)
Bản tin của Asian Americans Advancing Justice (AAAJ), tổ chức đứng đơn đại diện một số người Việt Nam bị bắt trong trường hợp này, đưa ra hôm 26 Tháng Mười, 2018, cho biết: “Một tuần sau khi ṭa án từ chối yêu cầu của chính phủ Mỹ bác đơn kiện của AAAJ, phía sở di trú lần đầu tiên thú nhận, cảnh sát di trú (ICE) không c̣n nghĩ là họ có thể trục xuất di dân Việt Nam qua Mỹ trước năm 1995.”
“Chính quyền Mỹ cho biết ICE quyết định như vậy sau khi họp với các giới chức Việt Nam hôm 6 Tháng Tám, 2018,” bản tin của AAAJ cho biết tiếp.
Ngoài ra, ICE đang trong tiến tŕnh thả hết tất cả người Việt Nam sang Mỹ trước năm 1995 đang bị giam hơn 90 ngày, vẫn theo AAAJ, và chính sách của ICE là sẽ thả luôn những người bị giam trong ṿng 90 ngày.
Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Ngày 24 Tháng Giêng, 2008, ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, được ông Nguyễn Thế Cường, phát ngôn viên ṭa Đại Sứ Việt Nam ở Washington, DC, trích lời cho biết về thỏa thuận trục xuất người Việt phạm pháp ở Mỹ như sau:
“Ngày 22 Tháng Giêng, 2008, tại Hà Nội, bà Julie Myers, phụ tá bộ trưởng Bộ Nội An Hoa Kỳ, và ông Đào Việt Trung, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam, kư một thỏa thuận, theo đó, chỉ nhận những công dân Việt Nam không phải là công dân Mỹ hoặc công dân bất cứ nước nào, trước đây từng sống ở Việt Nam và hiện không sống tại quốc gia thứ ba, vi phạm luật Hoa Kỳ và bị giới chức thẩm quyền ra lệnh trục xuất, sau khi hoàn tất án tù v́ phạm tội.”
“Thỏa thuận này không áp dụng với công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12 Tháng Bảy, 1995, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.”
“Chương tŕnh hồi hương sẽ được thực hiện một cách trật tự và an toàn, phù hợp với luật của Mỹ, luật quốc tế, và các điều khoản trong thỏa thuận này, trong khi cũng xét đến vấn đề nhân bản, đoàn tụ gia đ́nh, và các trường hợp đặc biệt của từng cá nhân hồi hương, trong khi tôn trọng phẩm giá của người bị trục xuất.”
Tại sao AAAJ kiện ICE?
V́ thỏa thuận nêu trên, dưới thời Tổng Thống George W. Bush và Tổng Thống Barack Obama, một số người Việt Nam phạm pháp qua Mỹ trước năm 1995 không bị bắt để trục xuất. C̣n những người bị bắt th́ sau đó được thả ra.
Tuy nhiên, đến năm 2017, dưới thời Tổng Thống Donald Trump, ICE bắt đầu bắt những người này, và bắt lại những trường hợp được thả trước đây, và giam họ lâu hơn 90 ngày.
Thế là, vào Tháng Hai, 2018, AAAJ nộp đơn kiện tập thể, nói rằng, giam giữ những người không thể trục xuất lâu như vậy là vi phạm thỏa thuận giữa hai quốc gia, cũng như quy định trục xuất hiện hành tại Hoa Kỳ.
Chín mươi ngày là thời gian để ICE trục xuất một người khỏi nước Mỹ.
Đơn kiện yêu cầu ICE: (1) Thả ngay lập tức những người Việt Nam qua Mỹ trước năm 1995 mà hiện đang bị giam hơn 90 ngày, sau khi có lệnh trục xuất của ṭa di trú, trừ khi ICE có bằng chứng cho thấy Việt Nam đồng ư cho những người này hồi hương; và (2) cho những người bị giam hơn 180 ngày được đóng tiền để tại ngoại hậu tra.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt qua email, liên quan đến các trường hợp bị giam hơn 180 ngày, Luật Sư Phi Nguyễn, giám đốc đặc trách tố tụng của AAAJ ở Atlanta, Georgia, cho biết: “Có một án lệ, gọi là ‘Diouf,’ nói rằng một người bị giam trong một thời gian dài (ví dụ như hơn 180 ngày), người đó được quyền xin ṭa di trú cho tại ngoại hậu tra.”
“Chúng tôi muốn Chánh Án Cormac Carney tuyên bố là án lệ ‘Diouf’ được áp dụng cho những người Việt Nam qua Mỹ trước năm 1995 mà bị giam hơn 180 ngày,” cô Phi Nguyễn cho biết tiếp.
Ông Carney hiện là chánh án ṭa liên bang Hoa Kỳ ở Los Angeles.
Vụ kiện nay tới đâu?
Theo hồ sơ ṭa, vào ngày 6 Tháng Chín, 2018, Chánh Án Cormac Carney bác yêu cầu của ICE đ̣i hủy bỏ đơn kiện tập thể của AAAJ.
Sau đó, vẫn theo hồ sơ ṭa, vào ngày 18 Tháng Mười, 2018, vị chánh án này đồng ư đây là vụ kiện tập thể, chứ không phải của một vài cá nhân.
Điều này có nghĩa là phán quyết của ṭa sau này sẽ được áp dụng cho tất cả những người Việt Nam qua Mỹ trước năm 1995 đang bị ICE giam giữ hơn 90 ngày, sau khi có lệnh trục xuất của ṭa di trú.
Anh Tùng Nguyễn (trái), một người từng nằm trong diện bị trục xuất khỏi Mỹ. (H́nh: Tùng Nguyễn cung cấp)
Phán quyết này cũng có hiệu lực đối với các trường hợp tương tự trong tương lai.
Nếu ICE thả những người bị giam, coi như vụ kiện chấm dứt?
“Không phải như vậy,” AAAJ cho biết. “Mặc dù đây là một chiến thắng lớn cho cộng đồng, khi ICE thừa nhận không thể trục xuất người Việt qua Mỹ trước năm 1995 và đồng ư thả họ sau 90 ngày giam giữ, tuyên bố của cơ quan này không bảo đảm là những người này sẽ không bị bắt trong tương lai. ICE phải chịu trách nhiệm trước ṭa. V́ thế, chúng tôi yêu cầu ṭa ra phán quyết là ICE không thể trục xuất những người này và v́ thế không thể giam họ hơn 90 ngày sau khi có lệnh trục xuất của ṭa di trú.”
Về điểm này, Luật Sư Phi Nguyễn cho biết thêm: “Mục đích đơn kiện của chúng tôi không phải là ngăn chặn trục xuất những người Việt đến Mỹ trước năm 1995, và Chánh Án Carney không có thẩm quyền ngăn chặn một vụ trục xuất. Mục đích của chúng tôi là ngăn chặn ICE giam giữ họ quá lâu trong khi không có bằng chứng cho thấy là có thể trục xuất được họ.”
“Lư do giam giữ một người nên phải liên quan đến khả năng trục xuất được họ,” nữ luật sư này cho biết thêm.
Tuy nhiên, cô cũng đưa ra cảnh báo rằng: “Cho dù phán quyết của ṭa như thế nào trong trường hợp này, những người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 và đă có lệnh trục xuất của ṭa di trú vẫn có thể bị trục xuất nếu đến một lúc nào đó chính quyền Việt Nam đồng ư nhận họ.”
“Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay rất năng động, v́ thế, có thể một ngày nào đó, t́nh h́nh có thể thay đổi (có nghĩa là Việt Nam chấp nhận hồi hương những người qua Mỹ trước 1995 mà bị ṭa di trú trục xuất),” Luật Sư Phi Nguyễn nhắc nhở.
Có bao nhiêu người Việt Nam bị trục xuất?
Theo dữ kiện của Bộ Nội An, hiện có khoảng 8,600 người Việt Nam nằm trong diện bị trục xuất v́ phạm tội.
Mặc dù có thay đổi về chính sách di trú của Mỹ đối với người Việt Nam, cho tới nay, Mỹ vẫn chưa trục xuất được nhiều người Việt về quê cũ của họ.
Theo nhật báo The Washington Post, ít nhất có 57 người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 bị cảnh sát di trú (ICE) bắt từ giữa Tháng Sáu năm nay, theo con số do ICE cung cấp cho các luật sư.
Ngoài ra, có 11 người bị trục xuất về Việt Nam, nơi chắc chắn họ sẽ bị an ninh nghi ngờ, vẫn theo WaPo. Nhiều người trong số họ vẫn chưa có thẻ căn cước để đi làm, để lấy bằng lái xe, theo các luật sư cho biết.
Theo dữ kiện của ICE, có 71 người Việt bị trục xuất về nước năm 2017, so với 35 người trong năm 2016, và 32 người trong năm 2015, Reuters cho biết.
Những dữ kiện này không cho biết những người này đến Mỹ năm nào.
Trong khi đó, bà Brenda Raedy, phát ngôn viên ICE, nói với WaPo rằng “chúng tôi tập trung vào những cá nhân có thể đe dọa an ninh quốc gia, an toàn công cộng, và an ninh biên giới.”
Những người trong trường hợp này nên làm ǵ?
AAAJ cho biết: “Nếu một người có lệnh trục xuất, chúng tôi đề nghị quư vị gặp luật sư di trú để xem có cách nào tái mở hồ sơ này để hủy bỏ lệnh của ṭa di trú.”
Đối với những người phạm tội, mà chưa có lệnh trục xuất, theo Luật Sư Phi Nguyễn, “họ nên gặp luật sư di trú để xem tội này có hệ quả ǵ hay không đối với t́nh trạng di trú của họ (ví dụ như có bị trục xuất hay không). Nếu là thường trú nhân hợp pháp mà chưa từng phạm tội h́nh, quư vị nên gặp một luật sư di trú nhờ họ giúp xin nhập tịch Hoa Kỳ.”
Trở lại vụ kiện, vị luật sư của AAAJ cho biết: “Chúng tôi nghĩ phải đến năm tới mới có phán quyết chung cuộc của ṭa, mặc dù chúng tôi có thể có được một số phán quyết đặc biệt trong lúc vụ kiện đang được xem xét.”
(Đỗ Dzũng)