Một bà mẹ Việt sinh con tại Mỹ đă kể: Ngày ở bệnh viện của ḿnh như ở thiên đường vậy, chỉ có sáng ngủ dậy xuống giường đi ra nh́n con, c̣n mọi thứ đều có y tá lo hết”. Chị nhớ lại kỉ niệm sinh con ở Mỹ cách đây hơn 1 năm. Nghe mà chết thèm.
Chuyện đi sinh con ở Mỹ trước nay vẫn được các mẹ kể lại như một trải nghiệm rất tuyệt vời và không thể nào quên. May mắn thay, chị Thiên Kim (hiện đang sống tại bang Virginia, Mỹ) cũng đă có cơ hội được tận hưởng những điều tuyệt vời đó khi sinh mổ hai em bé sinh đôi cách đây ít lâu. Và theo như lời chị Thiên Kim, “ḿnh đi sinh mà tưởng chừng như đi nghỉ dưỡng, chẳng phải chuẩn bị bất kỳ một thứ ǵ ngoại trừ bộ quần áo mặc cho con khi từ viện về. Đặc biệt nhất là bảo hiểm thanh toán 100%, gia đ́nh ḿnh chẳng mất đồng nào”.
Chị Thiên Kim và hai bé sinh đôi.
Hai bé hiện đă được 1 tuổi nhưng trải nghiệm về những ngày sinh nở tuyệt vời vẫn khiến chị Thiên Kim nhớ măi.
Hơn 36 tuần thai, chị Thiên Kim bước vào cuộc vượt cạn sớm hơn so với dự định v́ mang thai đôi. Ngày đi sinh, chị được y tá đẩy xe vào pḥng mổ để gây tê tủy sống. Khi cảm nhận nửa dưới người tê hoàn toàn, không c̣n một cảm giác ǵ nữa, y tá kéo màng che cách bụng và mặt chị. Chỉ chốc lát sau, ca mổ diễn ra tốt đẹp. Chồng chị vẫn ngồi bên cạnh chị nắm tay, nghe tiếng con khóc mừng rối rít, chạy lại bên con. “Ḿnh chỉ cảm giác như có cái ǵ đè bụng ḿnh, không hề đau một tí nào. Thế mà nghe một tiếng khóc, rồi lại đến tiếng khóc thứ 2 cách sau đấy chỉ 1 phút. Rồi chồng ḿnh và con được về pḥng trước. 7 tiếng sau khi mổ, ḿnh đă có thể tự bước đi”.
Chị Thiên Kim cũng tâm sự, đến sáng hôm sau ngày sinh là chị đă có thể dậy đi như b́nh thường, rất nhẹ nhàng. Ngày thứ 3 sau mổ, chị đă có thể tự đi vệ sinh, đi tắm, đánh răng, cho con bú hay tự phục vụ mọi thứ một ḿnh. Dường như với chị, niềm vui được làm mẹ đă khiến mọi nhọc nhằn tan biến hết. Bên cạnh đó, lư do khiến chị hồi phục nhanh đến như vậy c̣n phải kể đến điều kiện đi sinh chẳng khác ǵ một khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Hai em bé chào đời mạnh khỏe trong niềm vỡ ̣a hạnh phúc.
Hai em bé được đảm bảo điều kiện tốt nhất tại bệnh viện của Mỹ.
Chị kể lại: “Không biết nói ǵ hơn ngoài từ 100% hoàn hảo để đánh giá dịch vụ ở đây. Mỗi ngày đều có 2 y tá vào chăm ḿnh, một người là khám vết thương, một người cho uống thuốc, rửa ráy, thay bỉm… và 2 y tá vào chăm sóc cho con. Cứ 2-3 tiếng họ lại vào chăm con ḿnh một lần, cho bú, thay tă, cho ợ, tắm cho con. Mọi thứ đều được y tá làm hết. Ḿnh đi sinh không mang ǵ theo hết ngoài bộ đồ cho con khi ra viện, 2 khăn tắm, 4 khăn sữa. Mọi thứ ở bệnh viện cho hết, từ sữa công thức, khăn, tă, khăn quấn bé, tă cho mẹ, sữa tắm, lược, bàn chải… Ḿnh cứ tưởng ḿnh đi nghỉ dưỡng chứ không phải đi sinh”.
Những điều kiện tuyệt vời ở bệnh viện của Mỹ c̣n khiến chị Thiên Kim cảm thấy như ở… thiên đường: “3 ngày ở bệnh viện của ḿnh như ở thiên đường vậy, chỉ có sáng ngủ dậy xuống giường đi ra nh́n con. C̣n y tá sẽ bế con lên giường cho em chơi, rồi bế con lại cho con ngủ, mọi thứ y tá đều lo hết. Ngay cả việc bế con đi làm tất cả các loại xét nghiệm hay kiểm tra sức khỏe ǵ đi nữa, cũng là một tay y tá làm hết. Ḿnh chỉ việc nghỉ ngơi để hồi sức lại thôi. Ở đây, tất cả mọi người đều ân cần, chỉ cần ḿnh bấm chuông th́ sẽ có mặt ngay lập tức 24/24 để phụ ḿnh”.
Bố bế 2 bé sau khi vừa lọt ḷng mẹ.
Việc ăn uống sau sinh ở bệnh viện Mỹ cũng hoàn toàn khác xa với truyền thống Việt Nam. Chị Thiên Kim kể lại: “Một điểm cộng tuyệt vời nữa là những bữa ăn. Sau sinh ḿnh sẽ phải uống mỗi ngày 3 lít nước đá, ăn đá lạnh để có tác dụng nhanh xẹp dạ con. Nước cam cũng được uống mỗi ngày để nhanh lành vết thương. Ăn nhiều thịt ḅ để bổ máu. Ăn soup gà, bánh cookie, uống sữa, ăn kem, ăn trái cây… theo đúng nhu cầu của ḿnh chứ chẳng cần phải kiêng cữ bất cứ một thứ ǵ. C̣n nhớ có hôm ḿnh thèm phở, ḿnh nhờ chồng ra ngoài mua phở về cho ăn. Nhưng bếp bệnh viện vẫn nhắc phải order đồ ăn, không ăn cũng order và để đấy tối chồng về ăn hộ. Họ quan tâm đến ḿnh từng nhu cầu nhỏ lắm”.