Hội nghị thượng đỉnh G20 đă khai mạc tại thủ đô Buenos Aires của Argentina ngày 30/11. T́nh h́nh có lẽ sẽ rất căng thẳng. Dư luận lo ngại về những tác động tới sự thành công của hội nghị như việc Mỹ quyết tâm buộc Trung Quốc phải hành động thay đổi, trong khi Trung Quốc tiếp tục bảo vệ chính sách thương mại của ḿnh.
Lực lượng an ninh Argentina tuần tra trên đường phố Buenos Aires, Argentina
Cùng với đó, Chính phủ Argentina đă thắt chặt an ninh tối đa bảo vệ hội nghị do những thông tin về làn sóng biểu t́nh phản đối dâng cao.
Kỳ vọng không lớn
Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung Quốc sắp tới bên lề hội nghị G20 tại Argentina được kỳ vọng sẽ t́m ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại hiện nay. Mặc dù giới quan sát cho rằng cuộc gặp này khó có thể giải quyết ngay lập tức những căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, song đây có thể sẽ là một tín hiệu tích cực hướng tới tương lai.
Một sự kiện khác trong khuôn khổ hội nghị lần này cũng thu hút sự quan tâm của dư luận là những căng thẳng giữa Nga và phương Tây sau sự cố trên biển Azov. Tổng thống Mỹ Donald Trump đă chính thức tuyên bố hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin cho dù phía Nga vẫn khẳng định đây là cơ hội cần thiết đối với cả hai bên để giải quyết những bất đồng trong một loạt vấn đề.
Một nguồn tin của Chính phủ Đức khi đề cập tới khả năng thông qua một tuyên bố chung của hội nghị đă thừa nhận “Đây không phải là năm tốt đẹp đối với chủ nghĩa đa phương”, đồng thời khẳng định các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra một cách hết sức khó khăn. Mặc dù không chỉ rơ những điểm vướng mắc song giới quan sát đều nhận định đó chính là cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Cùng với đó, sự thờ ơ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với vấn đề Trái đất nóng lên cũng khiến cho dư luận e ngại về khả năng các nền kinh tế thành viên đạt được sự đồng thuận trong văn kiện cuối cùng của hội nghị.
Một quan chức giấu tên cho biết, sau hơn 2 ngày đàm phán gần như liên tục, vẫn c̣n nhiều tranh căi về các vấn đề liên quan và đến nay các bên mới chỉ thống nhất được gần 2/3 số nội dung của tuyên bố chung. Các vấn đề vẫn đang c̣n bỏ ngỏ và chưa đạt được sự đồng thuận bao gồm thương mại, khí hậu, di cư, người tị nạn và chủ nghĩa đa phương. Mặc dù có một số chủ đề cơ bản khác được nước chủ nhà Argentina đề xuất và các nền kinh tế thành viên G20 thống nhất thảo luận tại hội nghị lần này như tương lai của việc làm, hạ tầng phục vụ phát triển hay tương lai của lương thực bền vững, nhưng sự chia rẽ trong các vấn đề toàn cầu cho thấy con đường phía trước vẫn c̣n nhiều chông gai.
Thắt chặt an ninh chưa từng có
Chính phủ Argentina cho dân nghỉ lễ vào ngày khai mạc hội nghị thượng đỉnh G20. Thủ đô Buenos Aires gần như bị đóng cửa để đảm bảo an ninh kể từ ngày 29-11 khi Tổng thống Mauricio Macri đón tiếp lănh đạo 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới đến dự hội nghị thượng đỉnh G20. Cơ quan hàng không nước này cho chuyển hướng mọi chuyến bay đi qua vùng trời thủ đô trong thời gian diễn ra sự kiện. Xe lửa, tàu điện ngầm và mọi phương tiện giao thông công cộng khác cũng sẽ tạm ngưng hoạt động.
Lệnh tạm ngưng hoạt động các phương tiện giao thông công cộng được mở rộng phạm vi ra ngoài thủ đô Buenos Aires, sang cả những vùng giáp ranh thành phố. Ước tính có 12 triệu dân bị ảnh hưởng bởi lệnh này. Gần 22.000 cảnh sát và nhân viên an ninh được huy động cho chiến dịch bảo vệ hội nghị thượng đỉnh.
Mỹ cũng đă triển khai các đội an ninh tại Buenos Aires cả tuần trước khi Tổng thống Donald Trump và phái đoàn tháp tùng đến thành phố. Washington cũng hỗ trợ lực lượng an ninh Argentina radar tầm thấp, giám sát không phận và công nghệ cảnh báo sớm tên lửa.
Trong thời gian diễn ra sự kiện, một tàu chiến, 3 máy bay do thám E-3 AWACS và 3 máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 sẽ tham gia giám sát t́nh h́nh thành phố. Bộ An ninh Nội địa Mỹ c̣n thiết lập trung tâm phản ứng khẩn cấp di động ở Buenos Aires và hỗ trợ t́nh báo mạng.