Các lănh đạo cấp cao từ những công ty hàng đầu của nước Mỹ được lên kế hoạch sẵn bởi Hội đồng Tư vấn An ninh Nước ngoài (OSAC) của Bộ Ngoại giao Mỹ - đă bày tỏ quan ngại về hậu quả nghiêm trọng của vụ bắt giữ, sau khi các nhà tư vấn rủi ro tại châu Á cho biết số lượng các khách hàng hỏi về vấn đề Huawei đă tăng đột biến và không ít người tỏ ra quan ngại về số phận của công ty Mỹ tại Trung Quốc.
Vụ bắt giữ đột xuất
Tại một buổi họp kín giữa các công ty Mỹ tại Singapore vào ngày 6/12, chủ đề nóng nhất được đưa ra bàn thảo là vụ bắt giữ Giám đốc Tài chính (CFO) của hăng công nghệ Trung Quốc Huawei và những động thái trả đũa tiềm năng của Bắc Kinh đối với doanh nghiệp Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc.
Reuters dẫn lời hai nguồn tin liên quan cho biết, các lănh đạo cấp cao từ những công ty hàng đầu của nước Mỹ có mặt tại sự kiện - được lên kế hoạch sẵn bởi Hội đồng Tư vấn An ninh Nước ngoài (OSAC) của Bộ Ngoại giao Mỹ - đă bày tỏ quan ngại về hậu quả nghiêm trọng của vụ bắt giữ.
Một số người tham gia buổi họp cho biết hầu hết các công ty đều cân nhắc hạn chế di chuyển không cần thiết tới Mỹ và chuyển địa điểm gặp mặt đối tác ra bên ngoài lănh thổ Trung Quốc.
Reuters cho hay, sự kiện có sự góp mặt của nhiều giám đốc điều hành an ninh của các hăng lớn ở Mỹ, bao gồm Walt Disney, Google, Facebook, và PayPal.
Tất cả các công ty nói trên đă từ chối b́nh luận hoặc không đưa ra phản hồi ngay lập tức.
OSAC cho biết hội đồng có 34 tổ chức thành viên, cả tư nhân và nhà nước.
Các nhà tư vấn rủi ro tại châu Á cho biết số lượng các khách hàng hỏi về vấn đề Huawei đă tăng đột biến và không ít người tỏ ra quan ngại về số phận của công ty Mỹ tại Trung Quốc.
Jakob Korslund - CEO của công ty tư vấn Deutsche Risk tại Singapore - cho biết công ty ông đă nhận được nhiều câu hỏi về việc di chuyển tới Trung Quốc trong thời điểm này.
"Trong những ngày qua chúng tôi đă khuyên khách hàng nên tạm hoăn đi lại tới Trung Quốc nếu không cần thiết. Ngoài ra cũng nên đợi thêm vài tuần tới để theo dơi t́nh h́nh kế tiếp," ông Korslund cho hay.
James McGregor, chủ tịch của APCO Worldwide, cho biết các công ty có xu hướng không gửi các giám đốc điều hành tới Trung Quốc trong những ngày gần đây.
"Tất cả là để nhằm tránh rủi ro, bởi v́ không ai biết phải xử lí thế nào khi nhân vật cấp cao của công ty bị bắt," ông McGregor trả lời trên Reuters. Ngoài ra, ông cũng cho biết các doanh nhân Mỹ đang ở Trung Quốc đều đang lo lắng và "sợ hăi".
"Mọi người đang đùa với nhau rằng 'có lẽ nên trở về Mỹ nghỉ Giáng Sinh sớm' trước khi quá muộn".
Chính quyền Trung Quốc chưa có động thái đáp trả
Chủ đề thảo luận tại buổi họp nói trên đă cho thấy sự biến động trong cách kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ tại thị trường lớn thứ hai thế giới - hiện đă vấp phải nhiều khó khăn trong bối cảnh chiến tranh thương mại căng thẳng giữa Mỹ-Trung Quốc.
Được biết, lịch tŕnh chính của cuộc họp tại trụ sở của Google Châu Á-Thái B́nh Dương ở Singapore có bao gồm một số bài thuyết tŕnh về tội phạm kinh tế và khủng bố trong khu vực. Trên trang web chính thức, OSAC đề cao "hợp tác an ninh giữa lợi ích khu vực tư nhân Mỹ trên toàn thế giới và Bộ Ngoại giao Mỹ".
Nhưng cuộc thảo luận đă nhanh chóng chuyển sang những mối lo ngại tiềm tàng tại Trung Quốc sau vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu - một trong các sếp lớn của hăng công nghệ Huawei và là con gái của nhà sáng lập tập đoàn này.
Các nhà phân tích và nhà tư vấn rủi ro cho rằng vụ bắt giữ có thể sẽ thổi bùng lên căng thẳng thương mại và khiến Bắc Kinh trả đũa bằng nhiều h́nh thức khác nhau.
Nick Marro, một nhà phân tích châu Á có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết các công ty công nghệ là những mục tiêu cao nhất "nằm trong tầm ngắm".
"Chính quyền Trung Quốc sẽ kiên quyết hơn trong thỏa thuận thương mại, hoặc có nhiều biện pháp trừng phạt công ty Mỹ hoạt động trên lănh thổ Trung Quốc," ông nói.
Khi được hỏi liệu Bắc Kinh có bất ḱ h́nh thức trả đũa nào nhằm vào các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc hay không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảnh cho biết Trung Quốc luôn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà kinh doanh nước ngoài theo luật pháp quy định.
"Tất nhiên, họ nên tuân thủ và tôn trọng luật lệ của Trung Quốc," phát ngôn viên Cảnh Sảng nói.