Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ James Mattis từ chức là điều bất ngờ không chỉ với Mỹ mà với ngay cả những đồng minh. Cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ và các đồng minh nước ngoài đều tiếc về việc này. Mọi chính sách của Mỹ sẽ thay đổi.
Tổng thống Donald Trump đă bắt đầu năm 2018 với một chính phủ có nhiều tướng lĩnh đương nhiệm và các cựu tướng lĩnh quân đội để kiềm chế chính sách ngoại giao kiểu ngẫu hứng của ông. Các nhân tố ổn định đó đều lần lượt rời khỏi bộ máy, cả bị sa thải và từ chức, khiến các mối quan hệ quốc tế của Tổng thống Trump trở nên vô cùng khó dự đoán.
Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis (phải) và Tổng thống Donald Trump trong một sự kiện năm 2017. Ảnh: Reuters
Dưới đây là 4 yếu tố nổi bật nhất có thể dự đoán được khi ông James Mattis từ chức Bộ trưởng Quốc pḥng:
Trump sẽ phải tự đưa ra các chính sách ngoại giao
Mọi chuyện bắt đầu với việc sa thải Cố vấn an ninh Quốc gia H.R. McMaster và Ngoại trưởng Rex Tillerson, đến Chánh Văn pḥng Nhà Trắng John Kelly và giờ là Bộ trưởng Quốc pḥng James Mattis tuyên bố từ chức. Cả 4 nhân vật này đều được coi là ảnh hưởng có mức độ vừa phải đối với ông Trump trong các vấn đề như cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào Triều Tiên hay sự hỗ trợ của quân đội Mỹ đối với các đồng minh NATO và châu Á.
Tính đến cuối tháng 2 năm sau, th́ tất cả những người này đều đă rời khỏi bộ máy của ông Trump, với sự thay thế bởi những người có quan điểm cứng rắn kiểu như Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.
Điều này được thể hiện trên nhiều mặt trận, từ thương mại tới chính sách vũ khí hạt nhân. Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires kết thúc ngày 1/12, ông Trump tuyên bố trên Twitter về ư định gặp gỡ người đồng cấp Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong năm mới để giải quyết các căng thẳng toàn cầu và buôn bán vũ khí. Tổng thống Mỹ hiện có nhiều khả năng sẽ bước vào những cuộc gặp đó – nếu nó diễn ra – và cảm thấy ít bị hạn chế trong các lựa chọn của ông. Điều tương tự cũng sẽ diễn ra với cuộc gặp thượng đỉnh thứ 2 với Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Một Tổng thống Trump không bó buộc, tự do hơn có thể cũng sẽ theo chủ nghĩa biệt lập hơn, và cũng sẽ tiềm tàng những hành động “bốc đồng” hơn.
Ở Trung Đông, Mỹ sẽ nhường sân cho người khác
Lá thư từ chức của ông James Mattis cho thấy, tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Trump về việc ngay lập Mỹ rút quân khỏi Syria, tiếp sau đó lại là việc rút quân khỏi Afghanistan là giọt nước làm tràn ly đối với vị Bộ trưởng Quốc pḥng từng là Tướng 4 sao của Thủy quân lục chiến này. Kể từ khi ông Trump nhậm chức Tổng thống, Lầu Năm Góc đă bảo vệ quan điểm tăng cường thêm nguồn lực cho các cuộc xung đột ở cả 2 nước này bất chấp những ác cảm lâu nay của Tổng thống đối với sự can thiệp quân sự lâu dài trong khu vực.
Nếu Tổng thống Trump không rút lại quyết định Mỹ rút khỏi Syria, sẽ có một kịch bản kịch tính trên thực địa. Ở Syria, động thái này không khác ǵ khuyến khích cả Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad được Nga hậu thuẫn tấn công nhằm vào người Kurd ở Syria – đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố (IS). Các nước châu Âu sẽ phải quyết định nhanh chóng nếu họ muốn lấp đầy khoảng trống khi Mỹ rút quân.
C̣n đối với cuộc chiến do liên quân Arab dẫn đầu ở Yemen, Mỹ đơn giản cho thấy họ ít can dự và để lại trận địa này cho các nước trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Iran.
Nhà Trắng sẽ muốn tiếp tục gây áp lực đối với chương tŕnh hạt nhân Iran bằng các lệnh trừng phạt và các biện pháp khác, nhưng sẽ không có sự can thiệp kiểu quân sự.