Năm qua là năm tồi tệ đối với kinh tế Trung Quốc. Chính cuộc chiến thương mại với Mỹ cùng với các vấn đề trong nước đă khiến kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng hoảng. Năm nay kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với những khó khăn ǵ?
Kinh tế Trung Quốc năm 2019 dự báo gặp nhiều khó khăn hơn. Ảnh: ASIANEWS
Sau nhiều thập niên bùng nổ mạnh mẽ, nền kinh tế Trung Quốc (TQ) đang dần phát triển chậm lại. Năm 2018 được đánh giá là năm tŕ trệ nhất kể từ thời điểm 1990 và theo dự đoán th́ t́nh h́nh sẽ càng tồi tệ hơn trong năm 2019.
Tài chính, xuất khẩu gặp khó khăn
Nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang dần cảm nhận được sự ảnh hưởng từ bức tranh u ám của kinh tế toàn cầu. Sau tín hiệu gia tăng nhanh chóng mức dư nợ, chính quyền Bắc Kinh đang rất nỗ lực kiểm soát rủi ro tín dụng.
Những lo ngại về “sức khỏe” của nền kinh tế TQ đă manh nha tác động vào thị trường tài chính. Chỉ số chứng khoán TQ đă tuột dốc vào tháng 6-2018 và giảm 25% so với đầu năm 2018. Sự bất ổn định này cũng ảnh hưởng đến các thị trường ở châu Âu và Mỹ. Bởi lẽ TQ là quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, thu hút nguồn nguyên liệu từ các quốc gia khác nhau để gia công xuất khẩu iPhone, máy tính xách tay, bàn ủi và hàng ngàn sản phẩm khác. Do đó, một thay đổi nhỏ ở TQ cũng đủ sức tác động mạnh đến thị trường và nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và TQ bắt đầu từ năm 2018 và tiếp tục leo thang khi bước sang năm 2019. Sau động thái áp dụng hàng rào thuế quan trị giá hàng trăm triệu USD, hai bên đă chịu ngồi vào bàn đàm phán vào cuối tháng 2-2019. Nếu đàm phán thất bại, hàng rào thuế quan sẽ tiếp tục được đẩy lên cao hơn. Đó là chưa kể những tác động tiêu cực đến nền kinh tế từ cuộc chiến thương mại sẽ rơ rệt hơn ở TQ trong những tháng tới, làm tổn thương hoạt động xuất khẩu và lợi nhuận của các công ty.
Tiêu dùng suy giảm
Tầng lớp trung lưu của TQ đă và đang ngày càng mở rộng nhanh chóng khiến TQ trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất toàn cầu cho những mặt hàng tiêu dùng như xe hơi, điện thoại thông minh và bia, đem lại hàng tỉ lợi nhuận cho các công ty như General Motors và Apple. Chính từ động lực này, Rajiv Biswas, nhà nghiên cứu kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương tại Pḥng nghiên cứu IHS Markit, khẳng định rằng TQ đă và đang trở thành cỗ máy tăng trưởng bậc nhất thế giới.
Sự chuyển đổi kinh tế phi thường của TQ trong những thập niên gần đây đă kéo hàng trăm triệu người dân nước này thoát khỏi nghèo đói, thúc đẩy sự bùng nổ chi tiêu. Edmund Goh, nhà quản lư danh mục đầu tư của Aberdeen Standard Investments tại Thượng Hải, cho biết tiêu dùng hộ gia đ́nh là nhân tố chính thúc đẩy tăng trưởng của TQ. Nhưng hiện tại, theo Goh, đă xuất hiện những vết nứt ở thị trường tiêu dùng.
Doanh số bán xe hơi đă giảm trong những tháng gần đây, giáng một đ̣n mạnh vào các nhà sản xuất ô tô toàn cầu như Volkswagen và Ford. Các chỉ tiêu bán lẻ của TQ nh́n chung đă chậm lại. Mức nợ của người tiêu dùng TQ đă tăng lên nhanh chóng, điều này cũng góp phần ngăn cản nhu cầu chi tiêu của họ. Điều này đồng nghĩa với việc TQ mất đi một động lực quan trọng trong tăng trưởng.
Tăng trưởng xuất khẩu của TQ vẫn sẽ chịu áp lực ngay cả khi Mỹ, TQ xuống thang căng thẳng thương mại, ngừng gia tăng đánh thuế.
JULIAN EVANS-PRITCHARD, chuyên gia kinh tế TQ tại Pḥng nghiên cứu Capital Economic
Căng thẳng với Mỹ kéo dài
TQ c̣n chịu áp lực kéo dài khi xung đột Mỹ-Trung vượt ra khỏi phạm vi thương mại. Bên cạnh việc áp dụng hàng rào thuế quan, chính phủ Mỹ trong năm 2018 đă ngăn hai công ty công nghệ lớn của TQ mua các linh kiện quan trọng do Mỹ sản xuất; tăng cường kiểm tra các khoản đầu tư nước ngoài của TQ và t́m cách dẫn độ một giám đốc điều hành hàng đầu tại Huawei - một công ty TQ hàng đầu về công nghệ 5G trên toàn thế giới.
Trong một báo cáo, các nhà phân tích tại Công ty đầu tư Vanguard cho biết: “Con đường dẫn đến một thỏa thuận thống nhất giữa hai siêu cường kinh tế có thể sẽ gập ghềnh và kéo dài”. Trên con đường ấy, cả hai nền kinh tế đều sẽ chịu thiệt hại.
Gerard Burg, nhà kinh tế TQ tại Ngân hàng Quốc gia Úc, cho rằng: “Cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ tác động mạnh đến sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nhưng nó c̣n phụ thuộc vào việc các bên sẵn sàng đẩy xa căng thẳng đến đâu”.
Chính phủ “gánh” doanh nghiệp tạo ra nhiều rủi ro
TQ có thể giải quyết khó khăn bằng giải pháp quen thuộc: Doanh nghiệp dựa vào sự hỗ trợ của chính phủ. Việc cắt giảm thuế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ được triển khai trong năm nay. Thậm chí có đề xuất chính phủ TQ cần nới lỏng các điểm nóng của thị trường bất động sản để khuyến khích các nhà đầu tư gia tăng các hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, Iris Pang, nhà nghiên cứu kinh tế ở Ngân hàng đầu tư ING, cho rằng các biện pháp kích thích tiềm ẩn nhiều rủi ro, làm suy yếu các nỗ lực của Bắc Kinh trong việc đối phó với các vấn đề quan trọng hơn, bao gồm kiểm soát các khoản nợ khổng lồ. Chính quyền TQ đă tŕ hoăn việc tái cơ cấu nền kinh tế, thay vào đó tập trung vào các biện pháp hỗ trợ phát triển.
VietBF © sưu tầm