Những yêu tố thiên thời khiến Việt Cộng và Trung Cộng bắt tay nhau chống Mỹ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  China Những yêu tố thiên thời khiến Việt Cộng và Trung Cộng bắt tay nhau chống Mỹ
Vietbf.com Những yêu tố thiên thời khiến Việt Cộng và Trung Cộng bắt tay nhau 1991 chống Mỹ. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc từ sau năm 1975 đă xuất hiện những mâu thuẫn ngày càng trầm trọng dẫn đến việc chấm dứt ngoại giao vào năm 1978. Đỉnh cao của mâu thuẫn đó là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 và kéo dài suốt thập niên sau đó. Trong những thập niên 1980 – 1990 đă xuất hiện những tác động từ bên ngoài đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước.


Quan hệ Liên Xô và Mỹ được cải thiện từ giữa thập niên 80 thế kỉ XX
Đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, t́nh h́nh căng thẳng giữa hai siêu cường Xô – Mỹ trở nên căng thẳng. Mĩ đề ra chính sách cứng rắn chạy đua vũ trang nhằm lấy lại vị trí đứng đầu về quân sự của Mỹ trên trường quốc tế. Trong khoảng năm 1980 – 1986 ngăn sách quân sự tăng đến 50%, tên lửa tầm trung được đặt ở Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và một vài nước khác xung quanh Liên Xô. Đồng thời, Mĩ cũng đề ra kế hoạch “sáng kiến pḥng thủ chiến lược” (SDI) với chi phí 26 tỷ USD trong 5 năm. Cùng thời gian này, Mĩ tiến hành các chiến dịch chống phong trào cách mạng ở Grênađa, Panama, Libi và cung cấp vũ khi cho lực lượng đối lập ở Ápganixtan. Để đói phó lại, Liên Xô cũng tăng ngân sách quốc pḥng chiếm tới 25% GDP, đặt tên lửa tầm trung ở các nước Đông Âu và phần Trung Á thuộc Liên Xô. Nhưng t́nh trạng đối đầu, chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mĩ đă đem lại nhiều bất lợi cho chính hai siêu cường đó. Những tốn phí về chạy đua vũ trang từ sau chiến tranh thế giới đă làm suy giảm nghiêm trọng tiềm lực kinh tế của hai nước, tốc độ tăng trưởng bị giảm sút. Trong khi đó, sụ phát triển vượt bậc của Đức, Nhật Bản và Khối thị trường chung Châu Âu (EEC) đă làm xuất hiện các thế lực cạnh tranh hùng mạnh, đe dọa vị thế của Mĩ và Liên Xô.[1]

Trước t́nh h́nh đó, từ năm 1985, hai bên đă có những cuộc tiếp xúc, gặp gỡ để bàn về việc hạn chế chạy đua vũ trang và hợp tác kinh tế, khoa học – kĩ thuật. Đến năm 1989, tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô M.Gorbachev và tổng thống Mĩ G.Bush ra tuyên bố chấm dứt t́nh trạng chiến tranh lạnh giữa hai nước sau hơn 40 năm đối đầu căng thẳng. Tháng 11 – 1990, tại Pari, hai nguyên thủ Liên Xô và Mĩ cùng các nhà lănh đạo 20 nước thành viên khối NATO và khối Warsaw kí kết hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau, đưa ra Hiến chương Paris tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.


Trước quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ có những thay đổi như vậy, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc với hai nước này cũng thay đổi mạnh mẽ. Bởi từ những năm 50, mối quan hệ giữa hai nước Liên Xô và Mĩ đă có sự ảnh hưởng lớn đến hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Việt Nam và Trung Quốc từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX có mối quan hệ thân thiết với Liên Xô.

Trung Quốc và Liên Xô ban đầu là hai quốc gia thân thiện, nhưng đến năm 1955 th́ cả hai đă bộc lộ những mâu thuẫn về ư thức hệ. Điều này thể hiện rơ trong chiến lược phản đế, phản tu và cách mạng thế giới đầu thập niên 60. Năm 1956, tại Đại hội Đại biểu Đảng cộng Sản Liên Xô tại Mátxcơva, Tổng bí thư N.Khrútxốp đă tŕnh bày bảng báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, và vạch ra con đường “chung sống ḥa b́nh, cạnh tranh ḥa b́nh, quá độ ḥa b́nh”. Chính sự kiện này mà Trung Quốc cho rằng ở Liên Xô đang tồn tại chủ nghĩa xét lại, và đề ra phong trào “phản tu”. Chúng ta có thể thấy rơ qua việc “Trung Quốc ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, ngoài đóng góp thiết thực cho phong trào cách mạng thế giới, ngoài vấn đề ư thức hệ và lợi ích chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hoà b́nh, c̣n có ư nghĩa chiến lược trực tiếp: Mỹ là kẻ thù của Trung Quốc, tiến hành chiến tranh sát nách Trung Quốc, đe dọa trực tiếp an ninh của Trung Quốc từ phía Nam. Giúp Việt Nam chống Mỹ, Trung Quốc có lợi ích kiềm chế Mỹ, bảo đảm an ninh của Trung Quốc, bảo đảm một số điều kiện cho Trung Quốc nhanh chóng trỗi dậy trở thành cường quốc ở khu vực.”[2] Cũng có thể nói đây là giai đoạn mà sự viện trợ của Trung Quốc và Liên Xô đối với Việt Nam có những thay đổi rất lớn.

Từ mâu thuẫn về ư thức hệ tuy sau này Liên Xô cũng tỏ ra “cứng rắn” với phương tây nhưng Trung Quốc và Liên Xô đă xuất hiện sự rạn nức lớn. “Sự kiện đánh dấu sự chia rẻ Trung – Xô là trong cuộc chiến tranh Trung – Ấn, Liên Xô công khai đứng về phía Ân Độ, chỉ trích và phê phán Trung Quốc. Nhưng sự đối kháng thực sự giữa hai nước bắt đầu từ năm 1969 trong sự kiện đảo Trân Bảo, bất đồng về ư thức hệ giữa hai đảng Trung – Xô cuối cùng đă dẫn đến cuộc xung đột vũ trang giữa hai bên”[3]. Bước sang những năm 70, Trung Quốc đă xem Liên Xô là “mối đe dọa đến lớn nhất đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc”, xem mâu thuẫn Trung – Xô lớn hơn những mâu thuẫn khác đang tồn tại trên trường quốc tế. Cũng từ đây, Mĩ và Trung Quốc bắt đầu có những tiếp xúc để cải thiện mối quan hệ với nhau để “chống chủ nghĩa bá quyền, phản đối sự bành trướng chống lại chủ nghĩa bá quyền của Liên Xô”[4].


Bước sang đầu thập niên 1980, các nhà lănh đạo Trung Quốc cho rằng, không nên tạo ra cục diện đối địch, cắt đứt quan hệ giao lưu song phương nữa. Cho nên khi Liên Xô bắt đầu bày tỏ mong muốn cải thiện mối quan hệ Trung Quốc, th́ Trung Quốc cũng đă phản ứng một cách thiện chí và tích cực chuẩn bị tiến hành đối thoại Trung – Xô. Khi các nhà lănh đạo của Liên Xô qua đời, Trung Quốc điều cử người với cương vị phó thủ tương sang viếng thăm, chia buồn. “Việc vận dụng một cách khéo léo h́nh thức ngoại giao “viếng thăm, chia buồn” và sự kiện Goócbachốp. người lănh đạo có quan điểm “tư duy hoàn toàn mới” lên nắm quyền đă tạo điều kiện tốt đẹp cho việc cải thiện mối quan hệ giữa hai nước”[5]. Tuy nhiên, từ năm 1987, khi quan hệ Xô – Mĩ được cải thiện th́ quan hệ Trung – Xô cải thiện chậm hơn, làm cho vị trí của Trung Quốc bị suy yếu trong quan hệ giữa ba nước (Mĩ- Trung- Xô).

Về phía Việt Nam, th́ quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trong giai đoạn này tương đối tốt đẹp. Trong những năm 1954 – 1975, do mâu thuẫn Trung – Xô mà Liên Xô có khi ủng hộ Việt Nam có khi là trở cản của Việt Nam. Sau năm 1975, quan hệ giữa hai nước đầy tiến chuyển và là “cái cớ” cho Trung Quốc tấn công Việt Nam vào năm 1979. “Trong quan hệ với các nước xă hội chủ nghĩa, tháng 6-1978, Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế, tháng 11 kư Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, có giá trị trong 25 năm. Tháng 5-1979, chính phủ hai nước thỏa thuận cho phép tàu hải quân Liên Xô được ra vào, ghé đậu và máy bay Liên Xô được hạ cánh ở Cam Ranh (thuộc tỉnh Khánh Ḥa)”[6].

Nước Mĩ được xem là kẻ thù chung của Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1950 – 1960. Song do mâu thuẫn với Liên Xô mà Trung Quốc và Mĩ đă từng bước cải thiện mối quan hệ ngoại giao trong những năm 1970. Về Việt Nam sau năm 1975, luôn tiến hành đối ngoại và mong muốn sự hợp tác, b́nh thường hóa quan hệ với Mĩ sau chiến tranh.

Từ thập niên 1970, Trung Quốc và Mĩ từng bước cải thiện quan hệ và trong ṿng 10 năm hai nước đă tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau cuộc đụng độ với Liên Xô, Trung Quốc nhận ra rằng “Chúng ta bị cô lập rồi, bây giờ không c̣n ai quan tâm đến chúng ta nữa” (Mao Trạch Đông, 1969). Trước nhu cầu đó, th́ việc t́m kiếm một đồng minh để chống Liên Xô là yêu cầu mà Trung Quốc cần phải làm. Cũng như đă nói th́ Liên Xô là kẻ thù của Mĩ nên hai nước bây giờ có chung một kẻ thù th́ chống lại kẻ thù chung đó là tất yếu. Cho nên, khi Mỹ “truyền đi tín hiệu mong muốn cải thiện mối quan hệ Trung – Mỹ, các nhà lănh đạo Trung Quốc đă căn cứ vào diễn biến về thời thế, đưa ra phản ứng tích cực, cuối cùng đă dẫn đến cuộc viếng thăm bí mật tới Trung Quốc vào tháng 7 năm 1971 của Kissinger và cuộc viếng thăm Trung Quốc của Tổng thống Nixon vào tháng 2 năm 1972, góp phần tích cực vào việc b́nh thường hóa quan hệ Trung – Mĩ”[7]. Đồng thời, Mĩ cũng mong muốn thiết lập mối quan hệ “ổn định, chắc chắn, lâu dài” với Trung Quốc.


Nh́n chung, “trong thời gian đó, mặc dù hai bên phải đối mặt với với nhiều sóng gió do vấn đề Đài Loan gây ra, nhưng nói chung quan hệ Trung – Mĩ phát triển tương đối ổn định, thậm chí hai bên c̣n hợp tác với nhau trong cả lĩnh vực quân sự, thỏa thuận được một loạt các hạng mục hợp tác về trang thiết bị kĩ thuật quan sự”[8]. Có thể thấy rằng, Đài Loan là vấn đề xuyên suốt trong quan hệ đối ngoại của hai nước. Tuy trong Tuyên bố Thượng Hải năm 1972, Mĩ lần đầu tiên bày tỏ quan điểm thừa nhận trên thế giới chỉ có một nước Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận của Trung Quố, thậm chí c̣n khẳng định nhất định sẽ rút hết lực lượng vũ trang và các thiết bị quân sự của Mĩ ra khỏi Đài Loan. Tuy nhiên măi sau khi thết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979, khi quốc hội Mỹ bàn đến “luật về quan hệ với Đài Loan” th́ vẫn “tuyên bố để pḥng ngừa mọi hành vi dùng vũ lực đe dọa đến an ninh nhân dâ và xă hội Đài Loan, Mĩ sẽ cung cấp đủ các vũ khí và trang bị pḥng ngự để Đài Loan có thể duy tŕ khả năng tự vệ…”[9].

Về phía Việt Nam với Mĩ th́ hai bên đă có những thông điệp về việc duy tŕ quan hệ lẫn nhau trên tinh thần hiệp định Pari năm 1973 và nguyên tắc không thù địch. Quan hệ Việt Nam với Mĩ xoay quanh với vấn đề b́nh thường hóa quan hệ với điều kiện tiên quyết là “hàn gắn chiến tranh”. Song đến năm 1978, Việt Nam đồng ư với Mỹ “b́nh thường hóa không điều kiện” quan hệ giữa hai nước, Việt Nam không đặt vấn đề “bồi thường chiến tranh” làm điều kiện tiên quyết. Nhưng trong thời ḱ này, quan hệ Mĩ và Trung Quốc đang tiến triển rất tốt nên đối với Việt Nam, Mĩ “không thay đổi lập trường b́nh thường hóa quan hệ nhưng phải chậm lại”, Mĩ cũng đưa ra cho Việt Nam cần giải quyết rơ “vấn đề Campuchia”.

Như vậy, quan hệ Xô – Mĩ từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX đă tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc với hai nước này. V́ sự ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô c̣n ở một mức độ nhất định. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng từ đó bị tác động, sự tác động này đă diễn ra từ lâu đến những năm 80 của thế kỉ XX vẫn c̣n hiện diện.


Vấn đề Campuchia và cải thiện mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á
“Vấn đề Campuchia” được xem là một vấn đề mang tầm ảnh hưởng lớn trong quan hệ quốc tế của Việt Nam từ cuối thập niên 70, 80 của thế kỉ XX. Bản thân Việt Nam cũng đă nh́n nhận vấn đề này mang ư nghĩa to lớn. “Vấn đề Campuchia” là một trong số những vấn đề mà Trung Quốc lấy đó là lí do để gây khó dễ cho việc cải thiện quan hệ với Việt Nam. Sau công cuộc cải cách mở cửa, mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc trong đối ngoại là tạo môi trường ổn định để phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Là các nước tiếp giáp gần Trung Quốc ở phía nam nên Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia Đông Nam Á. “Tôn chí trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc tại khu vực này là thân thiện với láng giền, làm bạn với láng giềng và mục lân (chan ḥa) với an lân (giữ an ninh với láng giềng) và phú lân (làm cho láng giềng giàu có)”[10]. Ban đầu, Trung Quốc tăng cường quan hệ song phương với từng quốc gia trong khu vực này.

Trung Quốc và hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các nước phương Tây trong giai đoạn lịch sử cận đại. Riêng về khu vực này, các cương quốc luôn có những lợi ích kinh tế hoặc lợi ích chiến lược sâu sắc. Thế kỉ XĨX, do có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với các loại hương liệu, thiếc, cao su,… Đông Nam Á trở thành điểm hấp dẫn trong mưu đồ thôn tính, chiếm đóng của các nước tư bản như Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, do cuộc chiến tranh ở Việt Nam ên Mĩ đă đưa quân đội đến khu vực này. Cho đến, khu vực này vẫn có vị trí chiến lược cũng như lợi ích an ninh, kinh tế tương đối quan trọng đối với Mĩ. Cho nên khi Mĩ rút khỏi khu vực này với sự giải thể của SEATO (khối quân sự ở đây) th́ đă tạo ra “một khoảng trống quyền lực” nên Trung Quốc đă tỏ ra mong muốn nâng cao vị thế ảnh hưởng của ḿnh ở khu vực này sau năm 1975.

Theo ḍng lịch sử, cuộc cách mạng xă hội ở Trung Quốc và các cuộc đấu tranh gành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á diễn ra trong cùng một khoảng không gian, do vậy cả hai bên đều phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để giải quyết mối quan hệ đối ngoại. Quan hệ song phương của các quốc gia Đông Nam Á đều chịu sự ràng buộc khá lớn của chiến tranh lạnh, và chiến lược của Trung Quốc lúc bấy giờ là chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa đế quốc. Cũng từ thập niên 1960, một số phản ứng khác nhau ở khu vực này đă xuất hiện đối với Trung Quốc: “Mianma giữ thái độ trung lập, nghiêng về phái Trung Quốc, ngược lại Thái Lan và Philipin lại cùng Mỹ xây dựng liên minh trong khuôn khổ của Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam. Đồng thời, chính sách đối với Hoa kiều của một số quốc gia trong khu vực cũng đă trở thành ḥn đá cản đường các nước này phát triển mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc”[11].

Cũng vào thời điểm này, Việt Nam và Liên Xô kí kết hiệp ước hợp tác hữu nghị th́ Trung Quốc, Đặng Tiểu B́nh đă chuyến công du đến một số nước Đông Nam Á – Malaixia, Xingapo và Thái Lan, đă nói về nguy hiểm của Hiệp ước đó đến an ninh khu vực và thế giới, tuyên bố ba điều: “Trung Quốc sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các chính phủ đang cầm quyền, cam kết không hỗ trợ lực lượng cộng sản trong các nước đó và báo trước sẽ trừng phat, dạy cho Việt Nam một bài học”. Vấn đề lo ngại “làn sóng cộng sản” từ Việt Nam theo thuyết quân cờ domino, lại được hứa hẹn loại bỏ lực lượng cộng sản bên trong vốn là nổi nhức nhối của chính quyền các nước Đông Nam Á nên giới cầm quyền một số nước đă “ḥa vào dàn đồng ca đ̣i Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia. Họ đă lôi kéo một số nước Đông Nam Á vào cuộc đấu tranh nhằm cô lập Việt Nam” (GS. Vũ Dương Ninh, 2017, trang 197). Đồng thời, “các nước ASEAN lo ngại chiến tranh có thể lan rộng sang Thái Lan và kéo họ vào cuộc xung đột khu vực, nên quan hệ giữa các nước ASEAN và Việt Nam trở nên căng thẳng, đối đầu, kéo dài hơn một thập niên về vấn đề Campuchia”[12].

Việc Việt Nam mang quân vào Campuchia không những đă tác động đến “cái nh́n” của nước trong khu vực Đông Nam Á mà c̣n ảnh hưởng sâu sắc đến ngoại giao giữa Việt Nam với các nước trên thế giới đang và sẽ thiết lập quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện lịch sử này diễn ra là do sự đ̣i hỏi, yêu cầu tất yếu của lịch sử lúc bấy giờ.

Vào năm 1975, ngày 1 tháng 5, quân Khmer Đỏ đồng loạt tấn công và xâm phạm nhiều địa điểm biên giới Việt Nam – Campuchia từ Hà Tiên đến Tây Ninh, tấn công đảo Phú Quốc, chiếm đảo Thổ Chu của Việt Nam. Cuộc xâm chiếm lănh thổ Việt Nam của tập đoàn khmerKhơ Đỏ đă diễn ra và tiếp diễn một cách mạnh mẽ. Tháng 12 năm 1978, chúng tập trung 19 trong số 25 sư đoàn chủ lực ở biên giới tấn công tỉnh Tây Ninh, vạch kế hoạch tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Hành động xâm phạm củ Khrmer Đỏ bị quân dân Việt Nam giáng trả đích đáng, đẩy lui chúng ra khỏi bờ cơi. Bên cạnh đó, Khmer Đỏ c̣n thi hành “chính sách diệt chủng” ở Campuchia. Lợi dụng t́nh h́nh giải phóng Phom Pênh năm 1975, chúng lên cầm quyền đất nước, đưa dất nước “trở về con số không”. Chúng giết chết 2 triệu người, nhiều người Việt sinh sống ở Campuchia cũng bị đánh đập, giết chốc. Những người cách mạng chân chính Campuchia đă nổi dậy chống chế độ tàn bạo Polpot nhưng bị đàn áp dă man. Trước t́nh h́nh đó, nhiều người đă chạy sang Việt Nam nhờ sự giúp đỡ, Hun Sen có nói: “Theo các cuộc thảo luận, chúng tôi đă có kế hoạch bộ đội Việt Nam tấn công và sau đó rút quân ngay vào năm 1979. Tôi đă nói với họ, nếu họ rút quân và Polpot quay trở lại th́ sẽ càng có nhiều người bị giết. Vào thời điểm đó, các lực lượng của Campuchia không đủ sức chống lại Polpot, chúng tôi cần thời gian để cũng cố lực lượng và nền kinh tế của ḿnh”, “Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ, sau đó tôi đồng ư họ sẽ thử giảm bớt lực lượng của họ vào năm 1982. Chính phủ Việt Nam giảm quân số, c̣n chúng tôi sẽ tăng lực lượng của ḿnh lên”[13].

Theo đó, cũng năm 1978 Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia được thành lập đề ra Cương lĩnh 11 điểm với nhiệm vụ chính là đoàn kết toàn dân đánh đổ tập đoàn Khmer Đỏ, xây dựng đất nước Campuchia ḥa b́nh, độc lập, dân chủ, trung lập, không liên kết và tiến lên chủ nghĩa xă hội. Đáp lại lời kêu gọi của Mặt trận, quân t́nh nguyện Việt Nam cùng với dơn vị yêu nước Campuchia mở nhiều cuộc phản công quyết liệt. Đến ngày 7/1/1979, thủ đô Phnom Penh được giải phóng, bè lũ Polpot bỏ chạy, tan ră, một số th́ chạy sang lănh thổ Thái Lan, bọn cầm đầu th́ bỏ ra nước ngoài. Nhân dân Cmapuchia được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng. Những yêu cầu giúp đỡ đất nước Campuchia khôi phục sau chiến tranh và làm hạn chế sự trở lại của Khmer Đỏ là yêu cầu tiên quyết mà quân t́nh nguyện Việt Nam không thể không làm. Trước sự ở lại của quân đội Việt Nam đă làm cho “cái nh́n” của quốc tế đối với Việt Nam “lạnh” đi và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Việt Nam rơi vào t́nh trạng cấm vận, trong khi đất nước đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Trước khi sự kiện trên xảy ra, th́ từ năm 1976, Việt Nam đă công bố chính sách bốn điểm đối với các nước Đông Nam Á. Nếu so với Hiệp ước thân hữu và hợp tác (Bali) trước đó giữa các thành viên ASEAN th́ chúng ta có thể nhận thấy sự gạp gỡ trong nhiều quan điểm cơ bản về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ; về sự không can thiệp vào công việc nội bộ nước; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh, thiết lập quan hệ hữu nghị và thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển. Quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam dần dần tiến triển, song do nhiều lí do, nhất là “vấn đề Campuchia” nên hai bên càng ngày càng xa cách và chưa tiến tới phát triển cao hơn. Tuy trong khi thực hiện chính sách bao vây, cấm vận chóng Việt Nam, một vài nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á như Inđônêsia, Malaixxia, vẫn duy tŕ đối thoại với Việt Nam và các nước Đông Dương qua con đường chính thức và không chính thức nhằm t́m cách giải quyết vấn đề Campuchia và b́nh thường hóa t́nh h́nh ở Đông Nam Á.


Sau công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới chính sách đối ngoại, Việt Nam tiếp tục chủ trương rút quân khỏi Campuchia. Trước đó từ năm 1982, hằng năm, một bộ phận quân t́nh nguyện Việt Nam ở Campuchia được rút về nước. Song các nước ủng hộ lực lược ba phái Khmer đối lập vin vào việc Viejt Nam theo yêu cầu của Campuchia tiếp tục bảo vệ xây dựng đất nước, chống sự phục hồi của các thế lực đă gây ra họa diệt chủng, để lấy cớ cấm vận và các hoạt động chống phá Việt Nam. Đ̣i Việt Nam rút quân là điều kiện tiên quyết để b́nh thường hóa. Trung Quốc là một trong số đó.[14] Ngày 11/10/1987, Bộ Quốc pḥng Việt Nam và Campucha đă ra Thông cáo chung về việc rút quân t́nh nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước đợt 6 vào tháng 11/1987. Ngày 26/5/1988, Việt Nam tuyên bố rút 5 vạn quân và Bộ tư lệnh Việt Nam tại Campuchia. Bên cạnh đó, Việt Nam không cho rằng việc giải quyết vấn đề Campuchia liên quan đến b́nh thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc không có thiện chí trong việc nối lại đàm phán.

Đồng thời, năm 1987, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Đông Nam Á (nhất là ASEAN) được cải thiện so với trước về “vấn đề Campuchia”. Ngày 29/7/1987, nhân chuyến thăng chính thức Việt Nam của Bộ trưởng bộ Ngoại giao Imdonesia, hai bên đă ra thông cáo chung, đánh dấu sự kết thúc của thời ḱ đối đầu giữa Việt Nam và ASEAN xung quanh “vấn đề Campuchia” và mở ra thời ḱ của những cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa Hunsen và Sihanouk. Những thuận lợi này đă mở ra cho Việt Nam một hướng mới trong việc giải quyết “vấn đề Campuchia”: nếu chưa nối lại được đàm phán với Trung Quốc, th́ Việt Nam có thể chuyển sang hợp tác với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế để t́m giải pháp cho “vấn đề Campuchia”. Để có được “cái nh́n” thân thiện như vậy, chúng ta không thể không nói đến việc Việt Nam đổi mới chính sách đối ngoại, nó là một khâu quan trọng và đóng vai tṛ to lớn.

Cũng như đă nói, trước sự ḥa hoăn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ th́ trong khu vực Đông Nam Á th́ quan hệ căng thảng giữa hai khối ASEAN và Đông Dương không đem lại lợi ích ǵ cho bên nào, an ninh không được đảm bảo, kinh tế bị giảm sút; đồng thời, các nước trong khu vực đều nh́n nhận thấy rằng “kẻ đắc lợi tronng t́nh h́nh không ổn định ở khu vực chính là các nước lớn bên ngoài Đông Nam Á. Họ thấy rằng việc cô lập Việt Nam cũng có nghĩa là tự ràng buộc ḿnh vào các nước lớn, trong khi mối đe dọa thực sự và lâu dài về lợi ích quốc gia không phải là từ phía Việt Nam. Và hơn thế nữa, cả hai phía c̣n có những lợi ích tương đồng về mặt an ninh, ổn định và phát triển kinh tế”[15].

Nắm được những điều kiện thuận lợi đó, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện, tại đại hội VI năm 1986, với đường lối đối ngoại mở rộng, xác định nhiệm vụ hàng đầu là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ Tổ quốc” xác định các phương hướng chính về đối ngoại, trong đó “Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại ḥa b́nh”[16]. Đến năm 1988, Bộ Chính trị ra nghị quyết nhấn mạnh chính sách “thêm bạn bớt thù”, đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi và chỉ ra những nhiệm vụ trước mắt cho ngoại giao, trong đó quan trọng nhất là b́nh thường hóa quan hệ với Trung Quốc và góp phần giải quyết vấn đề Campuchia. Tiếp đó, Đại hội VII và Cương lĩnh xây dựng đất nước thời ḱ đổi mới năm 1991 đề ra chính sách “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, hợp tác b́nh đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, xă hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại ḥa b́nh, không ngừng củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống với các nước xă hội chủ nghĩa, các nước anh em trên bán đảo Đông Dương; phát triển với các nước Đông Nam Á, tích cực góp phần xây dựng khu vực này thành khu vực ḥa b́nh và hợp tác, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau với các nước đang phát triển, mở rộng hợp tác, cùng có lợi với các nước phát triển”[17].

Trước t́nh h́nh đó, Bộ chính trị ra Nghị quyết 13 “về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong t́nh h́nh mới” ngày 20/5/1988 của Bộ Chính trị đă xác định: “vấn đề Campuchia phải đước giải quyết với trung Quốc, nhưng cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa muốn trực tiếp giải quyết với ta về “vấn đề Campuchia”. V́ vậy, ta cần tiếp tục kiên tŕ mở ra nhiều hướng khác (Hunsen –Sihanouk, Việt Nam – Indonesia, Việt Nam – Thái Lan, ASEAN – Đông Dương, Việt Nam – Mĩ),… để thúc đẩy và kéo Trung Quốc hay với các đối tác khác, th́ việc giải quyết “vấn đề Campuchia” cũng phục vụ cho mục tiêu b́nh thường hóa với Trung Quốc, không nhằm chống lại Trung Quốc”[18]. Chủ trương nghị quyết 13 được các nước ASEAN đón nhận. Như vậy, quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN có lập trường cứng rắn nhất đă được cải thiện nhiều. Sự hợp tác giữa Việt Nam với ASEAN đă mở ra một hướng giải quyết mới cho “vấn đề Campuchia” mà không nhất thiết phải phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấp nhận đàm phán với Việt Nam hay không. Nhiều cuộc tiếp xúc, hội nghị bàn về “vấn đề Campuchia” liên tiếp diễn ra đến nhiều năm sau đó.

Về phần ḿnh, Việt Nam tiếp tục rút quân c̣n lại ở Campuchia vào năm 1989, Mĩ không c̣n ủng hộ lực lượng Khmer Đỏ. Đến năm 1990, một vấn kiện khung để giải quyết “vấn đề Campuchia” và việc lập một Hội đồng tối cao bao gồm các phái Khmer và đại diện của Campuchia đă được 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thống nhất thông qua. Như vậy th́ “vấn đề Cmpuchia” về mặt quốc tế đă “ngă ngũ”, việc giải quyết vấn đề này đến đây đă được chuyển sang cho các nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vai tṛ của Việt Nam không c̣n quan trọng nữa. Đến ngày 23/10/1991, Hiệp định Paris về Campuchia được kí kết, “vấn đề Campuchia” – vật cản lớn nhất trong quá tŕnh b́nh thường hóa quan hệ Việt – Trung do Trung Quốc tạo ra – đă cđược dỡ bỏ. “Vấn đề Campuchia” đă khép lại, Trung Quốc không c̣n lí do nào gây khó dễ cho tiến tŕnh b́nh thường hóa này.

Biến cố Thiên An Môn năm 1989 và sự bao vây cấm vận của các nước đối với Trung Quốc
Sau cuộc “cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976), Trung Quốc bước vào thời ḱ ổn định, Đặng Tiểu B́nh tiến hành cải cách (1978) với mục tiêu “bốn hiện đại hóa” về công nghiệp, quốc pḥng, khoa học kĩ thuật và nông nghiệp. Những biện pháp cải cách đă tạo sự chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế Trung Quốc. “Công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc trải qua ba giai đoạn: 1978 – 1984, bước khởi đầu, lấy nông nghiệp làm khâu đột phá cho cải cách; 1984 – 1991, triển khai, trọng điểm là cải cách ở thành phố, khâu trung tâm là cải cách xí nghiệp quốc doanh; từ năm 1992 trở đi, xây dựng thể chế kinh tế thị trường xă hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa (1978 – 1998) tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9% trong khi thế giới chỉ đạt 3,7$/năm, thu nhập b́nh quân đầu người là 1022 USD”[19].

Do lấy kinh tế làm trọng tâm, cho nên chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời ḱ này cũng nhằm mục tiêu đó. Đồng thời, mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mĩ và Liên Xô cũng từng bước thay đổi. Mặc dù, Mĩ và Trung Quốc đă tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1979, nhưng vấn đề Đài Loan luôn là một một vấn đề xoay quanh giữa ngoại giao giữa hai quốc gia này. Mĩ luôn tỏ ra là “người hậu thuận” cho Đài Loan về mặt vũ khí, làm cho nơi đây vẫn giữ được sự “tự trị” đối với Trung Quốc. Điều này làm cho Trung Quốc thấy rằng không thể chỉ dựa vào đối tác chiến lược như Mĩ. Bên cạnh đó, th́ từ năm 1982, Lên Xô đă tỏ ra mong muốn cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Trung Quốc cũng phản ứng lại một cách lại thiện chí và tích cực chuẩn bị đối thoại. “Sự thay đổi của t́nh h́nh quốc tế cuối cùng cũng khiến Trung Quốc phải có những điều chỉnh lớn về chiến lược đối ngoại, xác lập chiến lược ngoại giao ḥa b́nh, độc lập, tự chủ”[20].

Trong báo cáo của chính phủ tại Đại hội lần thứ XII Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982 nên rơ “Chúng ta kiên tŕ thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ. Chính sách này đồng nhất vói nghĩa vụ quốc tế cao cả là bảo vệ ḥa b́nh thế giới thúc đẩy nhân loại tiến bộ mà chúng ta đang thưc hiện… Trung Quốc quyết không dựa dẫm vào bất ḱ một nước hay nhóm các quốc gia nào, quyết không khuất phục trước sức ép của bất ḱ nước lớn nào… xuất phát từ lợi ích căn bản của nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới, v́ vậy nó có căn cứ chiến lược lâu dài, toàn cục, không một sự việc nhất thời nào có thể thay đổi được, không một kẻ thủ nào có thể thao túng và kích động được”. Đây được xem nội dung cốt lỗi của chiến lược ngoại giao “ḥa b́nh, độc lập, tự chủ của Trung Quốc.

Song, đến năm 1989, Trung Quốc xảy ra biến cố chính trị “Thiên An Môn” xảy ra từ tháng 4 đến tháng 6. “Đó là phong trào đông đảo thanh niên, sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn đ̣i quyền tự do dân chủ, cải cách giáo dục, thậm chí đ̣i thay đổi lănh đạo, thay đổi chế độ. Nhiều trường đại học ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Vũ Hán hưởng ứng mạnh mẽ bằng những cuộc mít tinh, biểu t́nh, lôi cuống nhiều tầng lớp nhân dân. Ngày 4 tháng 6, sự kiện Thiên An Môn xảy ra. Các nước phương tây lập tức lên tiếng phản đối, đồng loạt ban hành chính sách cấm vận đối với Trung Quốc”[21]. Chúng ta có thể thấy, ngày 5/6, chính phủ Mĩ ra lệnh dừng việc bán hàng hóa quân sự vho Trung Quốc, chấm dứt các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức cao cấp của Mĩ với Trung Quốc, dừng các khoản cho vay, Thượng viện và Hạ viện Mĩ lần lượt thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc. T́nh trạng bị cô lập trên thế giới trở thành một nhân tố thúc đẩy Trung Quốc t́m cách ḥa dịu các nước và giải quyết các vấn đề quốc tế, trong đó có vấn đề b́nh thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Bên cạnh đó sau sự biến Thiên An Môn, “Trung Quốc đă điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng cải thiện và thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, để tạo môi trường ḥa b́nh, ổn định, t́m cơ hội thu hút đầu tư, thường mại, từng bước đưa đất nước thoát khỏi thế bị cô lập, tiến tới giải tỏa sự bế tắc trong quan hệ với Mĩ và phương Tây”[22]. Với “vấn đề Campuchia” đă được giải quyết, Việt Nam trở thành một nhân tố tích cực trong việc xây dựng một Đông Nam Á ḥa b́nh và ổn định, c̣n Trung Quốc lại tăng cường, xung đột, gây căng thẳng ở biển Đông, tŕ hoăn b́nh thường hóa quan hệ với Việt Nam. Trước t́nh h́nh như vậy, quan hệ Trung Quốc với các nước Đông Nam Á đang đứng trước “một vực thẳm lớn”. Việc Trung Quốc từng bước cải thiện với các nước Đông Nam Á sau năm 1989 là điều cần thiết, v́ từ năm 1987 quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN đă từng bước cải thiện. Trong chuyến thăm đến các nước khối ASEAN tháng 8/1990, thủ tướng Lư Bằng đă tuyên bố Trung Quốc sẽ sẵn sàng thương lượng và hợp tác về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa và sẽ b́nh thường háo quan hệ với Việt Nam để tạo ra môi trường ḥa b́nh, ổn định cho khu vực.

Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu. Một trật tự thế giới mới đang h́nh thành
Tại các nước Đông Âu, cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đă tác động mạnh đến nền kinh tế. Bước sang những năm 80, các nước Đông Âu đề ra các chiến lược phát triển kinh tế – xă hội nhưng đều không thành công. Trong cuối những năm 1989 – 1990, chế độ xă hội chủ nghĩa sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu. Vào lúc này, ở Liên Xô cũng diễn ra một cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt chính trị, kinh tế, xă hội. Nhà nước liên bang ngày càng bộc lộ những sai lầm, yếu kém của cơ chế quản lư, điều hành đời sống chính trị, kinh tế, xă hội. Liên bang Xô viết đứng trên bờ vực của sự tan ră. Đến năm 1991, chế độ xă hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, dẫn đến những biến đổi to lớn về quan hệ quốc tế.

Sự tan ră của Liên Xô và sự sụp đổ các nước xă hội chủ nghĩa Đông Âu cũng đă kết thúc trật tự thế giới hai cực Yalta trong điều kiện ḥa b́nh. Thế giới đang từng bước quá độ từ trật tự thế giới cũ sang trật tự thế giới mới theo chiều hướng đa cực, nhưng Mỹ cũng không c̣n giữ địa vị độc tôn như khi vừa kết thúc Thế chiến thứ hai. Những năm 1990 là giai đoạn mà các nước đi t́m định hướng chiếc lược mới của ḿnh cho thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Trên phạm vi thế giới, những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột, tranh chấp vẫn c̣n, nhưng xu thế chung của thế giới là ḥa b́nh và hợp tác phát triển.

Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bên trong và đặc điểm của thế giới. Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đă đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lư sản xuất kinh doanh.

Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba bắt đầu khoảng 1969, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số trên nền tảng là sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc.

Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đă tạo động lực cho kinh tế thế giới phát triển nhanh chưa từng có. Những thành tựu phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,… là tiền đề cho các nước công nghiệp chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà giá trị được tạo ra với sự đón góp chủ yếu của chất xám tri thức mà Hoa Kỳ là nước được nhắc đầu tiên trong việc phát triển nền kinh tế tri thức này từ nửa sau thập niên 1990. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức này là xu thế tất yếu của nền kinh tế hậu công nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế chung của toàn thế giới và là đích nhắm của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của công nghệ thông tin c̣n góp phần tạo lập những mạng lưới gắn kết các mô h́nh kinh tế, các tổ chức xí nghiệp để tạo nên một không gian thông tin kết nối với nhau trong các hoạt động kinh tế và hợp tác quốc tế.

Cũng từ thập niên 80 của thế kỉ XX, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội và xung lực cho quá tŕnh phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển: có thể xói ṃn chủ quyền quốc gia, đe dọa ổn định kinh tế – xă hội, làm sâu sắc sự chênh lệch giàu nghèo,… Xuất phát điểm có thể được cho là sự h́nh thành và phát triển không ngừng của xu hướng hợp tác phát triển. Cùng với nó là hinh thành nên các liên kết, cộng đồng, cũng như sự mở rộng và phát triển của tổ chức quốc tế, các mối quan hệ song phương,… đă tạo cơ sở pháp lư cho sự thúc đẩy quan hệ hợp tác cung có lợi phát triển. Ở Châu Âu, EU cũng đang cũng cố và mở rộng theo hướng h́nh thành “siêu quốc gia”, các kế hoạch cũng cố SNG của Nga và các nước thành viên là nước Cộng Ḥa của Liên Xô trước đây, sự lớn mạnh của khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA),…


Nh́n chung, những tác động từ bên ngoài trong thời ḱ này tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc với Liên Xô, Mĩ và các quốc gia Đông Nam Á mà chủ yếu là ASEAN điều bị tác động qua lại giữa quan hệ Liên Xô – Mĩ, ASEAN – Đông Dương,… Vấn đề Campuchia nổi lên một cách mạnh mẽ từ cuối thập niên 70 đă làm t́nh h́nh đối ngoại giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Trung Quốc trở nên xấu đi. Trung Quốc luôn lấy yêu cầu đ̣i Việt Nam rời khỏi Campuchia để “nối lại đàm phán”. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời ḱ cũng nổi lên nhiều vấn đề, làm cho mâu thuẫn giữa hai bên trở nên sâu sắc hơn. Nhưng kết quả sau 1991, Việt Nam và Trung Quốc cùng bắt tay nhau.



Chú thích:

[1] GS. Vũ Dương Ninh. (2014). Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 – 2010. Hà Nội: NXB. Chính trị quốc gia, tr.262-263.

[2] Nguyễn Thị Mai Hoa. (2013, 08 11). Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Được truy lục từ amgiautrithuc.blogsp ot.com: http://lamgiautrithuc.blogspot.com/2...ong-khang.html

[3] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc (sách tham khảo nội bộ). Hà Nội: NXB. Chính trị quốc gia sự thật, tr.56.

[4] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.159.

[5] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.91.

[6] GS. Vũ Dương Ninh. (2014). Sđd, tr.272.

[7] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.159.

[8] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.92.

[9] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.162.

[10] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.309.

[11] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.308.

[12] Nguyễn Đ́nh Bin (chủ biên). (2015). Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000. Hà Nội: NXB. Chính trị quốc gia, tr.300.

[13] GS. Vũ Dương Ninh. (2017). Cách mạng Việt Nam trên bàn cờ quốc tế: lịch sử và vấn đề (sách tham khảo). Hà Nội: NXB. Chính trị quốc gia sự thật, tr.209.

[14] Nguyễn Đ́nh Bin (chủ biên). (2015). Sđd, tr.329.

[15] GS. Vũ Dương Ninh. (2014). Sđd, tr.282.

[16] Nguyễn Đ́nh Bin (chủ biên). (2015). Sđd, tr.324.

[17] Nguyễn Đ́nh Bin (chủ biên). (2015). Sđd, tr.326.

[18] TS.Phạm Phúc Vĩnh. (2016). Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc (1986 – 2006). NXB. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.7.

[19] GS. Vũ Dương Ninh. (2014). Sđd, tr.268.

[20] Sở Thụ Long, Kim Uy (chủ biên). (2013). Sđd, tr.162.

[21] GS. Vũ Dương Ninh. (2017). Sđd, tr.202.

[22] TS.Phạm Phúc Vĩnh. (2016). Sdd, tr.15.

Trần Hoàng
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 01-07-2019
Reputation: 580333


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 24,963
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	yeutothienthoi (1).jpg
Views:	0
Size:	68.0 KB
ID:	1324473 Click image for larger version

Name:	yeutothienthoi (2).jpg
Views:	0
Size:	43.4 KB
ID:	1324474 Click image for larger version

Name:	yeutothienthoi (3).jpg
Views:	0
Size:	44.8 KB
ID:	1324475 Click image for larger version

Name:	yeutothienthoi (4).jpg
Views:	0
Size:	81.7 KB
ID:	1324476 Click image for larger version

Name:	yeutothienthoi (5).jpg
Views:	0
Size:	47.3 KB
ID:	1324477 Click image for larger version

Name:	yeutothienthoi (7).jpg
Views:	0
Size:	68.3 KB
ID:	1324478 Click image for larger version

Name:	yeutothienthoi (6).jpg
Views:	0
Size:	43.6 KB
ID:	1324479
Gibbs_is_offline
Thanks: 27,305
Thanked 17,279 Times in 7,541 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 691 Post(s)
Rep Power: 72 Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05706 seconds with 14 queries