Trung Quốc đă đầu tư rất nhiều cho con đường phía Tây hướng tới Trung và Đông Nam Á, v́ sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá cả ngh́n tỷ USD khiến làm cho Trung Quốc sẽ chiến thắng các hợp đồng iếng của Bắc Kinh, sau khi nhà sản xuất xe lửa Hitachi rút khỏi cuộc đấu thầu dự án đường sắt cao tốc trị giá 7 tỷ USD ở Thái Lan để lại cho Trung Quốc.
Nhà ga trung tâm Bang Sue đang được xây dựng ở Bangkok, Thái Lan dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 1/2021. Ảnh: Akira Kodaka.
Thái Lan trong nhiều thập kỷ là trung tâm của chiến lược của Tokyo ở Đông Nam Á, và kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt theo mô h́nh shinkansen ở phía Đông và phía Bắc Thái Lan nhằm củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Nhưng trong khi tham vọng của Nhật Bản bị đ́nh trệ bởi những bất đồng về tài chính, Bắc Kinh đă cố gắng đẩy mạnh việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc riêng biệt ở phía bắc Thái Lan. Đối với một số người, các dự án đường sắt là một biểu tượng cho ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại một quốc gia nơi Nhật Bản đă dành hàng thập kỷ để xây dựng mối quan hệ.
Singapore lọt tầm ngắm của Trung Quốc
Tuy nhiên, tham vọng đường sắt cao tốc của Trung Quốc ở Đông Nam Á không kết thúc ở Bangkok. Mạng lưới đường sắt dài 3.000 km sẽ c̣n vươn xa hơn về phía nam, trải dài qua Malaysia và tiến vào Singapore.
Là thành viên phát triển nhất của ASEAN, Singapore cũng có quan hệ mạnh mẽ nhất với Washington trong khu vực.
"Nếu Bắc Kinh có thể đưa Singapore vào quỹ đạo của ḿnh, điều đó có thể có nghĩa là Singapore có thể giảm mối quan hệ an ninh với Washington và sẽ cho Bắc Kinh nhiều không gian hơn ở Đông Nam Á", Stephen Nagy, Phó giáo sư tại Đại học International Christian ở Tokyo nói.
Điều này cũng có nghĩa là ASEAN sẽ trở nên dễ chịu hơn đối với các yêu cầu của Trung Quốc, như việc thúc đẩy kiểm soát Biển Đông, ông nói thêm.
Singapore cũng là cửa ngơ vào eo biển Malacca, điểm dừng chân của giao thông hàng hải nối liền khu vực Trung Đông giàu dầu mỏ với Đông Á đang "khát" năng lượng.
Trung Quốc thường cung cấp các khoản vay và sở hữu dự án nếu quốc gia nhận tiền không có khả năng trả nợ - như đă xảy ra với một cảng ở Sri Lanka. Những trường hợp như vậy đă khiến các nhà phê b́nh ở phương Tây cáo buộc Trung Quốc thực hành "ngoại giao bẫy nợ".
Bất chấp những chỉ trích như vậy, các nhà kinh tế cho rằng các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ vẫn được tiếp tục v́ châu Á cần nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng và các phương tiện tiếp cận thị trường Trung Quốc.
"Trung Quốc có năng lực đáng kể để tài trợ cho đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước ngoài trong tương lai gần", Nicolas Veron, thành viên cao cấp tại Viện kinh tế quốc tế Peterson ở Washington, dự báo.
Trung Quốc đă đầu tư rất nhiều cho con đường phía Tây hướng tới Trung và Đông Nam Á. Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá 1 ngh́n tỷ USD của đất nước được thiết kế để tạo ra cơ sở hạ tầng giao thông cho Trung Quốc để nhập khẩu năng lượng và các tài nguyên quan trọng khác.
Nhật bị "hất cẳng" khỏi Thái Lan
Trước Trung Quốc, từ những năm 1990, Nhật Bản, hợp tác với Ngân hàng Phát triển Châu Á, đă giúp ASEAN xây dựng các hành lang giao thông trên toàn khu vực. Theo mô h́nh của Nhật Bản, Thái Lan được định vị là một nền tảng để xây dựng các liên kết cơ sở hạ tầng với các quốc gia khác ở Đông Nam Á.
Các dự án đường sắt của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Nhưng mọi thứ thay đổi khi Trung Quốc bước đến với tiền, nhân lực và công nghệ. Tầm nh́n mạng lưới đường sắt châu Á của Bắc Kinh đă được các nước ASEAN háo hức đón nhận. Các hợp đồng xây dựng của Trung Quốc tại ASEAN đạt tổng cộng ít nhất 19 tỷ USD trong năm 2017, nhiều hơn gấp đôi 5 năm trước, theo số liệu từ Viện Doanh nghiệp Mỹ và Quỹ Di sản.
Đặc biệt, với dân số người Hoa lớn nhất ở Đông Nam Á, khoảng 9 triệu người, Thái Lan trong lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Bangkok là nơi có một trong những khu phố Tàu lớn nhất thế giới.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc đă thay thế Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan và nổi lên là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai sau Nhật Bản. Hơn 10 triệu du khách từ Trung Quốc mỗi năm cũng cung cấp một nguồn ngoại hối quan trọng cho Thái Lan.
Đối với các quan chức ở Tokyo, mối quan hệ Bangkok - Bắc Kinh như một cú sốc, và đưa ra thông điệp rằng bối cảnh địa chính trị đang thay đổi.
Nhưng một số chuyên gia ở Thái Lan đă lên tiếng về sự phụ thuộc ngày càng tăng của đất nước vào Trung Quốc.
"Thái Lan phải có chiến lược tạo ra sự cân bằng giữa các khoản đầu tư của các quốc gia khác nhau, không phụ thuộc hay thiên vị vào một quốc gia nào đó", Tiến sĩ Anusorn Tamjai, cựu thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng Thái Lan, cho biết.
"Nếu chúng ta mất khả năng duy tŕ sự cân bằng, chúng ta có thể bị áp đảo và bị ảnh hưởng bởi vốn của Trung Quốc."
Tiến sĩ Surachart Bamrungsuk, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, gọi chuyến tàu cao tốc là một "chuyến tàu chính trị" và sẽ có tác động lớn đến an ninh quốc gia của Thái Lan.