Việc đồng ḿnh lâu năm Venezuela khủng hoảng khiến Nga có thể liên lụy rất lớn. Không những Nga có nguy cơ mất đi một đồng minh với mối quan hệ được vun đắp lâu đời tại khu vực Mỹ Latinh mà c̣n mất hàng tỷ USD tiền đầu tư vào các hợp đồng dầu mỏ và vũ khí.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Venezuela gặp nhau tại Moscow năm 2015. (Ảnh: EPA)
Tổng thống Nga Vladimir Putin đă dành nhiều năm để xây dựng liên minh với cố lănh đạo dân túy Hugo Chavez của Venezuela và người kế nhiệm, đương kim Tổng thống Nicolas Maduro. Ông Putin thường xuyên đón tiếp hai nhà lănh đạo Venezuela tại thủ đô Moscow.
Trong bối cảnh vị thế quyền lực của Tổng thống Maduro đang bị lung lay và bản thân ông Maduro cũng chịu sức ép ngày càng tăng từ “tổng thống tự phong” Juan Guaido cũng như các đồng minh phương Tây của ông này, Nga vẫn kiên định đứng sau nhà lănh đạo đương nhiệm của Venezuela. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng tuyên bố Moscow sẽ “làm tất cả” để bảo vệ đồng minh của ḿnh.
Theo giới phân tích, lư do khiến Nga ủng hộ mạnh mẽ chính quyền Maduro là v́ lo ngại rằng nếu để mất Venezuela, Moscow sẽ c̣n rất ít đồng minh tại khu vực Mỹ Latinh.
“Venezuela thực chất là điều cuối cùng ông Vladimir Putin c̣n lại tại châu Mỹ Latinh”, Vladimir Rouvinski, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Icesi ở Colombia, nhận định.
Nga dường như muốn chứng minh rằng nước này là một siêu cường “thay thế” tại Mỹ Latinh - khu vực được xem là sân sau của Mỹ. Tuy vậy, mặc dù có mối quan hệ gần gũi với Venezuela và là đồng minh truyền thống của Cuba, song mối quan hệ của Nga với Brazil, Ecuador và Argentina đă bị tác động bởi những thay đổi gần đây trong ban lănh đạo của những nước này.
Nga củng cố liên minh với Venezuela với tư cách là nước cho vay lớn thứ hai của Caracas sau Trung Quốc. Ngoài ra, Nga cũng cung cấp cho Venezuela các xe tăng và súng trường Kalashnikov, đồng thời đầu tư vào các “tài sản” chính của Caracas như tài nguyên dầu mỏ.
Gần đây Tổng thống Maduro đă thông báo trong chuyến thăm tới Moscow hồi tháng trước rằng Nga sẽ đầu tư 6 tỷ USD vào ngành khai khai thác khoáng sản và dầu mỏ của Venezuela.
“Hiện tại Nga đang đối mặt với nguy cơ rằng tất cả những mối quan hệ được nuôi dưỡng từ lâu này sẽ mất giá trị”, Nicolai Petrov, giáo sư tại Trường Kinh tế Cấp cao ở Moscow, nhận định.
Mối quan hệ lâu đời
Tổng thống Putin và cố Tổng thống Hugo Chavez. (Ảnh: AP)
Mối quan hệ thân thiết giữa Nga và Venezuela bắt đầu từ thời Tổng thống Chavez - người theo đuổi điều mà ông gọi là “chủ nghĩa xă hội thế kỷ 21”. Mối quan hệ này tiếp tục thăng hoa khi Tổng thống Maduro tiếp quản vị trí lănh đạo Venezuela sau sự ra đi của ông Chavez vào năm 2013. Từ năm 2005-2017, Venezuela đă đạt được các thỏa thuận vũ khí và thiết bị quân sự trị giá 11 tỷ USD với Nga.
Cùng với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga vẫn duy tŕ sự ủng hộ với ông Maduro sau cuộc bầu cử gây tranh căi hồi tháng 5 năm ngoái và khi lănh đạo đối lập Juan Guaido tuyên bố trở thành tổng thống lâm thời của Venezuela.
Trong khi Mỹ và hơn 10 nước Mỹ Latinh công nhận ông Guaido là tổng thống hợp pháp của Venezuela c̣n châu Âu yêu cầu Caracas tổ chức các cuộc bầu cử mới, Tổng thống Putin vẫn tuyên bố ủng hộ ông Maduro và kêu gọi ủng hộ “chính quyền hợp pháp”.
Mối quan hệ giữa Nga và Venezuela tiếp tục trở thành đề tài gây chú ư khi xuất hiện thông tin nói rằng hàng trăm lính đánh thuê từ nhà thầu quân sự tư nhân bí mật của Moscow gần đây được triển khai tới Venezuela. Moscow đă lên tiếng phủ nhận, song chuyên gia Rouvinski nhận định đây có thể là thông tin chính xác.
“Mọi dấu hiệu đều cho thấy các lính đánh thuê Nga đang hiện diện tại Venezuela, mặc dù số lượng trên thực thế có thể ít hơn so với truyền thông đưa tin”, ông Rouvinski nói.
Truyền h́nh Nga đă đưa tin dày đặc về các cuộc biểu t́nh tại Caracas, tương tự thời điểm năm 2014 khi Moscow đưa tin về làn sóng nổi dậy tại Ukraine khiến tổng thống thân Kremlin bị lật đổ và dẫn tới việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea cũng như cuộc xung đột kéo dài với phe ly khai.
Theo chuyên gia Rouvinski, nếu Nga kịch liệt phản đối các cuộc nổi dậy như vậy, “không loại trừ khả năng” Moscow sẽ tiến hành chiến dịch quân sự tại Venezuela. Tuy nhiên, đây có thể là “lựa chọn cuối cùng” của Nga.
“Kịch bản này (can thiệp quân sự) sẽ khiến Nga đối đầu với toàn bộ phần c̣n lại của khu vực Mỹ Latinh trong nhiều năm tiếp theo”, ông Rouvinski phán đoán.
Ngoài các mục tiêu chiến lược dài hạn, hàng tỷ USD đầu tư và vay vốn của Nga tại Venezuela cũng gặp nguy hiểm.
Tập đoàn dầu khí nhà nước Rosneft của Nga đă cho công ty dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela vay khoảng 6 tỷ USD, đầu tư vào các hoạt động khai thác và sản xuất dầu tại Venezuela. Trong khi đó Venezuela, đất nước gặp khó khăn về tài chính, đang phải vật lộn t́m cách thanh toán các khoản vay bằng dầu mỏ khi các cơ sở sản xuất dầu hoạt động không mấy hiệu quả.
Tiếp cận thực dụng?
Theo giới phân tích, mặc dù nhận thức được rằng việc đầu tư vào Venezuela đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm tàng, song Nga vẫn tin tưởng sự đầu tư của họ rốt cuộc sẽ được đền đáp.
“Rosneft vẫn hiện diện ở đó (Venezuela) v́ họ sẵn sàng hoạt động về lâu dài”, Dmitry Rozental, chuyên gia về Venezuela tại Viện Mỹ Latinh ở Moscow, nhận định.
Chuyên gia Rouvinski cho rằng nếu chính quyền Maduro sụp đổ, Nga “chắc chắn sẽ phải đấu tranh cho các hợp đồng và khoản nợ của nước này”. Ông Rouvinski cũng dự đoán các khoản đầu tư không liên quan tới dầu mỏ của Nga “nhiều khả năng sẽ mất trắng”. Ngoài ra, việc thiết lập mối quan hệ chính trị với chính quyền mới sẽ phụ thuộc vào cách Moscow hành xử tại “thời điểm quan trọng” với Maduro hiện nay.
Theo Rouvinski, “hầu hết người dân Venezuela đều nhận thấy sự hỗ trợ của Nga dành cho chính phủ Maduro mặc dù Trung Quốc là nhà đầu tư lớn hơn Nga”. Về phần ḿnh, Điện Kremlin cũng đánh tín hiệu cho thấy Nga có thể ủng hộ việc chuyển giao quyền lực “hợp pháp” tại Venezuela.
Theo chuyên gia Rozental, tại Nga, “cách tiếp cận thực dụng đang chiếm ưu thế”, và những “mối quan hệ hiệu quả có thể được duy tŕ” ngay cả khi phe đối lập lên nắm quyền.
“Lănh đạo Nga ủng hộ chính quyền Venezuela, cụ thể trong trường hợp này là tổng thống được bầu hợp pháp. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là họ sẽ không ủng hộ các mối quan hệ với phe đối lập”, chuyên gia Rozental nhận định.
VietBF © sưu tầm