Vietbf.com Kinh tế Trung Quốc đang suy yếu, nếu tiếp tục Trung Hoa mộng sẽ gặp ác mộng. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong những năm qua đang chậm lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ đă khiến các doanh nghiệp bất ổn. Theo đưa tin từ Bloomberg, hàng chục công ty đa quốc gia đă dóng lên hồi chuông cảnh báo về nhu cầu suy yếu và một số công ty như Caterpillar đă báo cáo sự sụt giảm doanh số bất ngờ trong quí IV. Hàng trăm công ty Trung Quốc cũng đă đưa ra cảnh báo lợi nhuận.
Trung Quốc luôn là một nền kinh tế "khó đọc". Chính phủ nước này thường công bố ít dữ liệu hơn các quốc gia lớn khác và việc sử dụng hỗ trợ công có thể khiến việc đánh giá nhu cầu thực tế trở nên khó khăn. Điều đó đă khiến những người theo dơi Trung Quốc như Leland Miller, CEO của China Beige Book, nhận định rằng những cảnh báo từ các công ty được xem là dữ liệu thể hiện nhiều thứ hơn.
Theo Miller: "Dữ liệu của chính phủ là không phản ánh những ǵ đang xảy ra trên khắp nền kinh tế Trung Quốc"..."Ngay bây giờ, bạn có nhiều điểm yếu hơn và nó là một vấn đề v́ nó không được các nhà đầu tư hiểu".
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của Miller là các công ty Trung Quốc đă vay rất nhiều trong ba quí vừa qua và nó không phải là những khoản đầu tư mới hay tăng trưởng. Mới tuần trước, hơn 400 công ty niêm yết tại Trung Quốc đă nói với các nhà đầu tư rằng kết quả năm 2018 đă xấu đi. Và việc cắt giảm thuế doanh nghiệp (đă được thả nổi) sẽ rất hữu ích v́ rất nhiều công ty là doanh nghiệp nhà nước có mức thuế thấp. Cuộc chiến thương mại đang tiếp tục và t́nh h́nh có thể nhanh chóng xấu đi.
"Vấn đề thực sự là nếu các cuộc đàm phán thương mại bị đổ vỡ và điều này sẽ khiến đất nước nằm ở trên đỉnh điểm suy yếu", ông Miller Miller nói. "Bạn sẽ hoàn toàn thấy một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc".
Jay Foreman, Giám đốc điều hành của nhà sản xuất đồ chơi Basic Fun ở Boca Raton, Florida, vừa dành một tháng để tới thăm các nhà máy ở Trung Quốc và thấy những dấu hiệu căng thẳng.
Ông nói: "Các nhà sản xuất dường như tuyệt vọng hơn trong việc t́m kiếm lợi nhuận hoặc giữ hoạt động cho doanh nghiệp của ḿnh, bao gồm cung cấp các điều khoản tín dụng tốt hơn, chia nhỏ các khoản thanh toán để bắt đầu một chu kỳ sản xuất. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là cuộc chiến thương mại đă thúc đẩy các công ty đẩy nhanh kế hoạch t́m nơi sản xuất thay thế như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.
"Chúng tôi đă t́m cách để có được chiết khấu, nếu không phải có mức giá tốt hơn. Hiện có rất nhiều nhà máy có sẵn công suất", theo Foreman.
Nhiều công ty đang gấp rút nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc trước kế hoạch tăng thuế quan của Mỹ dự kiến vào ngày 1/1. Tổng thống Donald Trump đă tŕ hoăn việc tăng thuế đến ngày 2/3 để cho phép hai bên thực hiện đàm phán thêm. Đó là một lời giải thích cho việc tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc kể từ khi thuế quan được đưa ra vào năm ngoái.
Sự chậm lại của nền kinh tế đă ảnh hưởng đến nhiều loại sản phẩm: ô tô, phụ tùng ô tô, Tupperware Brand Corp, chip máy tính của Intel Corp và Nvidia Corp, gỗ và bột giấy của International Paper Co., máy móc xây dựng của Hitachi Ltd., hóa chất từ DowDuPont Inc. Danh sách này vẫn c̣n tiếp tục với nhiều loại hàng hóa là các liên kết đầu tiên trong chuỗi cung ứng.
Tranh chấp thương mại đă có tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô Đức do tác động từ những chiếc SUV của Mercedes nhập khẩu từ Trung Quốc, CEO Dieter Zetsche của Diet Daimler AG cho biết hôm thứ Tư (7/2).
Theo một cuộc khảo sát bằng 195 cuộc điện thoại về thu nhập của các công ty S&P500 được phân tích bởi Bloomberg Intelligence, 100 công ty đă nói về sự chậm lại ở Trung Quốc, theo báo cáo ngày 4/2.
Ông Steve Pasierb, Chủ tịch Hiệp hội đồ chơi, nói rằng Trung Quốc là một tṛ lừa bịp khi được h́nh dung như một cơ hội chưa được khai thác, giờ đây đă trở nên khá bỏng tay. Sự gia tăng dân số và tăng trưởng ở tầng lớp trung lưu vẫn đang diễn ra nhưng mọi thứ đang chậm lại".
Mỹ sẽ tăng mức thuế từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận thương mại trước ngày 1/3.
Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc có thể không gặp nhau trước hạn chót Một số quan chức chính phủ Mỹ ngày 7/2 tiết lộ, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh có thể sẽ không gặp nhau trước ngày 1/3, hạn chót để hai nước đạt được một thỏa thuận thương mại.
Một nguồn tin nói với hăng tin CNBC cho biết cuộc gặp giữa hai nhà lănh đạo Mỹ và Trung Quốc sẽ “rất khó xảy ra”. Hạn chót để hai siêu cường kinh tế này đạt được thỏa thuận thương mại là vào đầu tháng 3. Nếu không đạt được thỏa thuận, thuế quan bổ sung mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc sẽ bắt đầu có hiệu lực.
Tổng thống Trump đă lên tiếng xác nhận ông sẽ không gặp Chủ tịch Tập Cận B́nh trước hạn chót vào đầu tháng 3. Trước đó cùng ngày, Cố vấn kinh tế Nhà trắng Larry Kudlow nói Trung Quốc và Mỹ c̣n cách rất xa việc đạt được một thỏa thuận thương mại. “Chúng tôi c̣n một khoảng cách rất lớn cần phải đi”, ông Kudlow nói với hăng tin Fox Business.