Vietbf.com Mỹ muốn nhân viên chính phủ không dùng mạng ảo VPN virtual private network nước ngoài. Một số thượng nghị sĩ Mỹ đă bày tỏ quan ngại về việc một số nhân viên chính phủ có thể đang vô t́nh tiếp tay cho Nga và Trung Quốc thu thập các dữ liệu nhạy cảm thông qua việc sử dụng các dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) do các nước này cung cấp.
Hai thượng nghị sĩ Mỹ mới đây đă đề nghị Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ điều tra các mối nguy tiềm tàng đằng sau việc nhiều nhân viên chính phủ nước này sử dụng các ứng dụng mạng riêng ảo (VPN) do các công ty nước ngoài sở hữu. Việc làm này bị cho là đang vô t́nh khiến các dữ liệu nhạy cảm có liên quan đến hoạt động của chính phủ Mỹ bị chuyển đến các máy chủ ở nước ngoài, trong đó có Trung Quốc và Nga.
Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh các mối lo ngại ngày càng gia tăng về việc các chính phủ nước ngoài đang thực hiện hoạt động gián điệp trên người dân và các nhân viên chính phủ Mỹ sử dụng các sản phẩm thương mại của nước họ.
Năm 2017, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đă cấm hoàn toàn việc sử dụng các sản phẩm của Kaspersky Labs trên các hệ thống máy tính của chính phủ nước này v́ lo ngại t́nh báo Nga đă sử dụng các phần mềm bảo mật của hăng để đánh cắp các tài liệu tối mật.
Chính phủ Mỹ gần đây cũng đă đưa ra những quyết định gây tranh căi khi cấm các sản phẩm của Huawei và ZTE do lo ngại chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị của hai nhà sản xuất phần cứng này nhằm mục đích theo dơi gián điệp người dân Mỹ. "If U.S. intelligence experts believe "Bắc Kinh và Mát-xcơ-va đang lợi dung các công nghệ của Trung Quốc và Nga chế tạo nhằm theo dơi người Mỹ, và do đó trách nhiệm của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ là phải quan tâm đến việc người Mỹ đang vô t́nh gửi những dữ liệu ǵ sang Trung Quốc và Nga", Thượng nghị sĩ Ron Wyden Marco Rubio viết trong một bức thư gửi Christopher Krebs, Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và An ninh Hạ tầng (CISA) mới được thành lập trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ.
Hai nghị sĩ mong muốn Bộ An ninh Nội địa phát đi chỉ thị khẩn cấp nhằm nghiêm cấm việc sử dụng các ứng dụng mạng riêng ảo (VPN) của nước ngoài chúng được các chuyên gia t́nh báo xác định là một nguy cơ đối với an ninh quốc gia.
Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng đă từng ban hành một chỉ thị như vậy để thực thi lệnh cấm các phần mềm của Kaspersky trên các hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ hồi tháng 9 năm 2017, cũng như cảnh báo các cơ quan chính phủ kiểm tra bản ghi DNS của các website sau các vụ tấn công của các tin tặc đến từ Iran.
Công việc rà soát mức độ nguy hiểm của các ứng dụng VPN dường như không mấy khó khăn đối với cơ quan này. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Simon Migliano, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu của Metric Labs (công ty sở hữu cổng thông tin Top10VPN), cho thấy khoảng 60% các ứng dụng mạng riêng ảo trên điện thoại di động hàng đầu trên các kho ứng dụng Google Play Store và Apple AppStore đến từ các nhà phát triển có trụ sở tại Trung Quốc hoặc thuộc sở hữu của người Trung Quốc.
Các nghị sĩ trên không đề cập trực tiếp đến kết quả của nghiên cứu này, song bức thư được gửi đi chỉ vài giờ sau khi một số trang tin lớn của Hoa Kỳ đề cập đến kết quả của nghiên cứu trong vài tuần qua.
Các nghị sĩ cũng đề nghị, bên cạnh các ứng dụng mạng riêng ảo (VPN), các app proxy và những ứng dụng tương tự hoạt động thông qua việc điều hướng dữ liệu người dùng đến các máy chủ ở nước ngoài cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.
An Huy
12-2-2019