Việt Nam mong muốn mua máy bay trinh sát không người lái cũng như máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ, bởi Việt Nam là một đối tác chính trong việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và an ninh ở khu vực Thái B́nh Dương - Ấn Độ Dương, theo như lời tiết lộ của Đô đốc Philip S. Davidson, Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương - Ấn Độ Dương của Mỹ tại Quốc hội Mỹ.
Một chiếc Scan Eagle UAV được sử dụng trên một tàu hải quân Mỹ.
Ông Davidson nói rằng mối quan hệ quân sự giữa Bộ tư lệnh mà ông chỉ huy và quân đội Việt Nam “ưu tiên củng cố năng lực hàng hải của Việt Nam, vốn sẽ được hỗ trợ bởi việc Việt Nam mua Scan Eagle UAV (máy bay trinh sát không người lái) và máy bay huấn luyện T-6, và một chiếc tàu thứ hai của Lực lượng Tuần duyên Mỹ”, theo văn bản chuẩn bị sẵn cho cuộc điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc ngay được với quan chức hải quân cấp cao của Hoa Kỳ này để hỏi thêm về thông tin trên.
Nếu đúng Việt Nam đă mua các loại máy bay do các tập đoàn Mỹ sản xuất th́ giao dịch này thuộc loại Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS), một trong hai chương tŕnh chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc pḥng cho đồng minh và đối tác.
Theo chương tŕnh DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị.
Đô đốc Davidson nói thêm rằng “Việt Nam đă nổi lên là một đối tác chính trong việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và an ninh ở khu vực Thái B́nh Dương - Ấn Độ Dương”.
“Việt Nam chia sẻ nhiều nguyên tắc của Mỹ về các vấn đề như pháp quyền quốc tế và tuần tra tự do hàng hải, và Việt Nam là một trong các tiếng nói mạnh mẽ nhất trong tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]”, quan chức hải quân cấp cao Mỹ nói.
Trong bài phát biểu được chuẩn bị sẵn về vị thế của Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương - Ấn Độ Dương, ông Davidson cho biết rằng “ở khu vực Đông Nam Á, tôi tập trung làm việc với các đồng minh của chúng ta, Thái Lan và Philippines, và các đối tác vững mạnh của chúng ta, Singapore và Việt Nam, nhằm củng cố ASEAN, mở rộng cơ chế đa phương và cải thiện năng lực tổng thể nhằm chống lại tác động xấu của các yếu tố nhà nước và không thuộc nhà nước, đặc biệt là tại biển Nam Trung Hoa”.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ năm ngoái khẳng định độc quyền với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla.
Ngoài việc mua thiết bị quân sự trên, quan chức Mỹ nói thêm rằng “Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đă cung cấp cho Việt Nam 12 triệu đôla trong chương tŕnh Cung cấp Tài chính Quân sự Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017”.
Trong một cuộc họp báo thường kỳ sau đó, khi được hỏi về các vụ mua bán gần 100 triệu đôla, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói “sẽ chuyển câu hỏi này đến các cơ quan chức năng”.
“Chính sách quốc pḥng của Việt Nam là để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của tổ quốc, ḥa b́nh của đất nước và đóng góp vào ḥa b́nh, ổn định trong khu vực và trên thế giới,” bà Hằng nói tiếp. “Việc hợp tác quốc pḥng với các nước là nhằm thực hiện chính sách trên”.