Việc Triều Tiên thực hiện giải trừ hạt nhân hay không có vai tṛ quyết định trong việc Mỹ ngừng dỡ bỏ cấm vận. Điều này đă được đại sứ Mỹ khẳng định trong tuyên bố mới đây. Xem ra viễn cảnh để có 1 kết quả như mong đợi trong cuộc đàm phán lần này giữa 2 nước khó mà được như ư.Cấm vận đối với Triều Tiên sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi nước này thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn như lănh đạo Kim Jong Un cam kết ở hội nghị thượng đỉnh Singapore năm 2018.
"Mục tiêu của chúng tôi vẫn như vậy: Đạt được mục tiêu chung về một sự giải trừ hạt nhân CHDCND Triều Tiên hoàn toàn và được kiểm chứng đầy đủ như Chủ tịch Kim cam kết ở Singapore", hăng thông tấn Yonhap dẫn lời đại sứ Harris. "Mỹ và đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi nhất trí rằng cấm vận sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa".
Giữa lúc Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un chuẩn bị có cuộc gặp lần 2, được tổ chức tại Hà Nội ngày 27 và 28/1, ông Harris bày tỏ hy vọng về một "tương lai tươi sáng hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn" cho Triều Tiên.
Tại hội nghị tới đây ở thủ đô Việt Nam, hai nhà lănh đạo được cho là sẽ tập trung vào các bước mà B́nh Nhưỡng sẽ thực hiện hướng tới giải trừ hạt nhân và "các biện pháp tương xứng" mà Mỹ sẽ tiến hành để đổi lại – có thể bao gồm nới lỏng một phần cấm vận, viện trợ nhân đạo và một tuyên bố chính thức của Nhà Trắng công nhận chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953.
Cũng tại diễn đàn ở Seoul, đại sứ Harris nhắc đến chính sách của Washington về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương "tự do và cởi mở".
Ông nói: "Các diễn biến trên Bán đảo Triều Tiên là một phần quan trọng trong cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương tự do và cởi mở. Đây không chỉ là lợi ích của Mỹ mà c̣n nằm trong các lợi ích chiến lược của các nước chúng ta. Khi chúng ta nói về cởi mở, chúng ta muốn tất cả các nước được hưởng sự tiếp cận mở đối với các vùng biển và đường không. Và chúng ta muốn một nghị quyết ḥa b́nh cho các tranh chấp lănh thổ và lănh hải, bởi đây là mấu chốt cho ḥa b́nh quốc tế".
|