Để chuyển từ pḥng thủ sang tấn công, Hải quân Mỹ đang chuyển trọng tâm của hạm đội tàu nổi và tàu ngầm từ pḥng thủ trước các cuộc tấn công tên lửa sang phát triển các vũ khí và chiến thuật mới nhằm ưu tiên tấn công nhanh và phủ đầu đối phương.
Mỹ phóng tên lửa từ tàu sân bay USS Abraham Lincoln (Ảnh: US Navy)
“Chúng ta đă dành nhiều thời gian trong những năm qua để pḥng vệ. Chờ đợi đối thủ đến, chờ đợi tên lửa đến, chờ đợi máy bay đến. Cách pḥng vệ tốt nhất là một cuộc tấn công hiệu quả và việc chúng ta chủ động đối phó với các mối đe dọa là điều mà chúng ta buộc phải làm”, Chuẩn Đô đốc Ronald Boxall, chỉ huy tác chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, phát biểu trong cuộc họp hôm 13/2.
Theo Breaking Defense, đối mặt với một Trung Quốc đang t́m cách mở rộng một trong những hạm đội hải quân lớn nhất thế giới và phô diễn sức mạnh của các vũ khí uy lực, Hải quân Mỹ buộc phải thay đổi tư duy.
B́nh luận của Đô đốc Boxall được đưa ra trong bối cảnh Hải quân Mỹ và Lầu Năm Góc đang nỗ lực để đối phó với các thách thức mới từ các tàu nổi, tàu ngầm và máy bay hiện đại của Trung Quốc tại Thái B́nh Dương.
Một trong những thách thức đặt ra với quân đội Mỹ trong những năm gần đây là sự hiện diện của hạm đội Trung Quốc với số lượng tàu ngày càng đông, theo dơi mọi động thái của Washington cũng như những nơi mà các tàu Mỹ tới. Theo Phó Đô đốc John Alexander, chỉ huy Hạm đội 3, mỗi lần tàu Mỹ đi qua khu vực phía tây Thái B́nh Dương, đều có “một đối tác” song hành, đó là các tàu chiến và máy bay Trung Quốc.
Hồi tháng 9/2018, một tàu chiến Trung Quốc đă áp sát tàu khu trục USS Decatur của Mỹ tại Biển Đông khi tàu Mỹ đang thực hiện cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực.
Ngoài ra, Mỹ cũng ngày càng quan ngại về các tên lửa tầm trung và tầm xa của Trung Quốc với khả năng tấn công các căn cứ và tàu Mỹ trong khu vực. Bắc Kinh cũng đẩy mạnh việc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo siêu thanh, vốn gây khó khăn cho Washington trong việc phát hiện và bắn hạ trước khi chúng tấn công một tàu hoặc căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản, Guam và Okinawa.
Hồi tháng trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin quân đội nước này đă triển khai “sát thủ diệt hạm”, tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26. Trước đó, Đô đốc hải quân Trung Quốc thậm chí c̣n đề xuất đánh ch́m tàu sân bay Mỹ.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội hôm 12/2, Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái B́nh Dương, đă nói với các thượng nghị sĩ rằng “việc phát triển và triển khai các vũ khí tối tân là yếu tố sống c̣n” để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Đô đốc Davidson cho biết ông quan tâm nhất tới các sáng kiến về công nghệ ngư lôi hạng nặng có thể tạo ra các hiệu ứng nhân rộng mà ở thời điểm hiện tại Mỹ chưa làm được.
Hải quân Mỹ hy vọng có thể triển khai các tên lửa tấn công hải quân chống hạm lên các tàu vào cuối năm nay, trong khi lực lượng tàu ngầm dự kiến sẽ đưa các tên lửa chống hạm Harpoon trở lại sau hơn một thập kỷ không sử dụng.
Theo Business Insider, các máy bay ném bom tàng h́nh B-2, máy bay chiến đấu tàng h́nh F-35 và F-22 của Mỹ tại tây Thái B́nh Dương gần đây đă tiến hành đợt huấn luyện để chuẩn bị cho kịch bản tác chiến đ̣i hỏi sức mạnh tổng thể của quân đội Mỹ. Động thái này được cho là nhằm đối phó với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
VietBF © sưu tầm