Công tố viên Robert S. Mueller không phải là một cái tên xa lạ trong chính trường Mỹ. Ông là cựu Giám đốc FBI trong 12 năm liên tiếp dưới thời các tổng thống Geogre W. Bush và Barack Obama (được bổ nhiệm 10 năm và sau đó được đề nghị tiếp tục chức vụ thêm hai năm).
Giữa tâm băo cuộc khủng hoảng chính trị của nội các chính phủ Donald Trump vào đầu năm nay, ngày 17/05/2017 Robert Mueller được bổ nhiệm để điều tra về những cáo buộc liên quan đến việc Nga đă thao túng mùa bầu cử Mỹ năm 2016.
(Công tố viên đặc biệt Mỹ trước hết phải là một luật sư. Ngoài ra, không thuộc đảng phái chính trị nào, có kinh nghiệm điều tra, hiểu biết về luật h́nh sự và chính sách của Bộ Tư pháp. Điều quan trọng, công tố viên đặc biệt phải là người nằm ngoài bộ máy chính quyền để đảm bảo yếu tố công chính vô tư.)
Robert S. Mueller đă được Phó Tổng Chưởng lư Rod Rosenstein, (hiện sắp từ chức) kư quyết định bổ nhiệm trong vụ việc điều tra những cáo buộc về Nga thao túng mùa bầu cử năm 2016. Rod Rosenstein đă làm quyền Tổng lư Trưởng khi bổ nhiệm, do có thông tin Jeff Sessions (Tổng lư Trưởng) đă từng gặp gỡ Đại sứ Nga tại Washington trong kỳ bầu cử đó nên ông này đă rút khỏi cuộc điều tra nói trên. Bộ Tư pháp bổ nhiệm Mueller làm công tố viên đặc biệt một cách hoàn toàn độc lập. Tổng thống Trump chỉ được thông báo sau khi Bộ Tư pháp đă kư quyết định bổ nhiệm.
Tới nay có tới 37 nhân vật, tổ chức bị bắt hoặc liên quan tới vụ điều tra. Trong đó bao gồm sáu cựu cố vấn của Trump, 26 công dân Nga, ba công ty Nga, một người đàn ông California và một luật sư ở London. 7 trong 37 số những người này (bao gồm 5 trong số 6 cựu cố vấn của Trump) đă nhận tội.
1) George Papadopoulos, cựu cố vấn chính sách đối ngoại của chiến dịch Trump, đă bị bắt vào tháng 7 năm 2017 và đă nhận tội vào tháng 10 năm 2017 khai gian với FBI.
2) Paul Manafort, chủ tịch chiến dịch trước đây của Trump, đă bị nhóm Mueller buộc 25 tội danh khác nhau, liên quan chủ yếu đến công việc trước đây của ông với các chính trị gia Ukraine và gian lận tài chính của ông. Để tránh phiên ṭa thứ hai, Manafort đă kư một thỏa thuận với Mueller vào tháng 9 năm 2018 (mặc dù nhóm Mueller cho biết vào tháng 11 rằng ông đă vi phạm thỏa thuận đó v́ nói dối họ).
3) Rick Gates, cựu trợ lư chiến dịch của Trump và là đối tác kinh doanh lâu năm của Manafort, đă bị truy tố về các cáo buộc tương tự như Manafort. Nhưng vào tháng 2 năm 2018, ông ta đă đồng ư với một thỏa thuận biện hộ với nhóm Mueller.
4) Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, đă nhận tội vào tháng 12 năm 2017 khai gian với FBI.
5-20) 13 công dân Nga và ba tổ chức Nga bị truy tố về tội gián điệp. Các cáo buộc liên quan đến nỗ lực tuyên truyền của Nga được thiết kế để can thiệp vào chiến dịch năm 2016. Một công ty dưới vỏ bọc Cơ quan Nghiên cứu Internet, thực chất là trang trại tin tặc gián điệp Nga, và 2 công ty khác đă giúp tài trợ nó. Các công dân Nga bị truy tố bao gồm 12 nhân viên của 3 cơ quan này và người được cho là giật dây sau nó, Yevgeny Prigozhin.
21) Richard Pinedo: Người đàn ông ở California này đă nhận tội về tội làm gián điệp Nga và đă đồng ư hợp tác với Mueller. Bị kết án 6 tháng tù giam và 6 tháng giam giữ tại nhà vào tháng 10 năm 2018.
22) Alex van der Zwaan: Luật sư người London đă nhận tội khi khai gian với FBI về những liên hệ của anh ta với Rick Gates và một người giấu tên tại Ukraine. Anh ta bị kết án 30 ngày tù và đă hoàn thành bản án.
23) Konstantin Kilimnik: Cộng tác viên kinh doanh lâu năm của Manafort và Gates, người hiện đang ở Nga, đă bị buộc tội cùng với Manafort với nỗ lực cản trở công lư bằng cách giả mạo các nhân chứng trong vụ án đang chờ xử lư của Manafort hồi năm ngoái.
24-35) 12 sĩ quan GRU của Nga: Những sĩ quan thuộc cơ quan t́nh báo quân sự Nga bị buộc tội về các tội liên quan đến hack và ṛ rỉ các email hàng đầu của đảng Dân chủ trong năm 2016.
36) Michael Cohen: Vào tháng 8 năm 2018, cựu luật sư của Trump đă nhận 8 tội danh - thuế và phí ngân hàng, liên quan đến tài chính và kinh doanh, vi phạm tài chính chiến dịch - liên quan đến việc thanh toán tiền bạc cho phụ nữ bị cáo buộc ngoại t́nh với Donald Trump, như một phần của một cuộc điều tra riêng ở New York (mà Mueller đă thực hiện). Nhưng vào tháng 11, ông cũng đă thực hiện một thỏa thuận với Mueller, v́ đă nói dối với Quốc hội về những nỗ lực xây dựng Tháp Trump ở Moscow.
37) Roger Stone: Vào tháng 1 năm 2019, Mueller đă truy tố cố vấn lâu năm của Trump, Roger Stone với 7 tội danh. Cáo buộc Stone nói dối với Ủy ban T́nh báo Hạ viện về những nỗ lực liên lạc với WikiLeaks trong chiến dịch, và giả mạo một nhân chứng có thể làm sáng tỏ câu chuyện
Cuối cùng, một người khác mà Mueller ban đầu điều tra, nhưng đă bàn giao Bộ Tư pháp: Sam Patten. Cho đến nay, không có cộng sự nào của Trump chịu nhận tội giúp Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, năm người đă nhận tội với các tội ác khác nhau. Manafort và Gates bị buộc tội với một loạt các hành vi phạm tội liên quan đến công việc trước đây của họ đối với các chính trị gia Ukraine, trốn thuế và gian lận tài chính. Papadopoulos và Flynn đều thừa nhận đă khai báo gian dối với các nhà điều tra để che giấu liên lạc của họ với người Nga và Cohen thừa nhận đă đưa ra lời khai gian dối trước Quốc hội.
Khoảng hai chục người Nga ở nước ngoài đă bị buộc tội can thiệp bầu cử. Mueller cũng đă nộp hai bản cáo trạng lớn của các công dân Nga và một số công ty Nga về các tội liên quan đến cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016: bản cáo trạng tin tặc gián điệp và bản cáo trạng hack email.
Vào tháng 2, Mueller đă đưa ra các cáo buộc liên quan đến nỗ lực tuyên truyền của một nhóm người Nga nói riêng: Cơ quan nghiên cứu Internet. Các hoạt động của nhóm này - bao gồm các bài đăng trên phương tiện truyền thông xă hội, quảng cáo trực tuyến và tổ chức các cuộc biểu t́nh ở Mỹ nhằm chê bai ứng cử viên tổng thống Hillary Clinton và ủng hộ Donald Trump. Mueller đă truy tố Cơ quan Nghiên cứu Internet, hai công ty vỏ bọc khác có liên quan đến việc tài trợ cho cơ quan này.
Rất có khả năng các cá nhân Nga bị truy tố sẽ đến Mỹ để đối mặt với ṭa án, Công ty dịch vụ ăn uống Concord, cũng có thể ra ṭa. Chín cán bộ của Đơn vị GRU 26165, Mueller cáo buộc có trách nhiệm chính trong việc hack DCCC và DNC, cũng như các tài khoản email của các cá nhân liên kết với Chiến dịch Clinton như John Podesta. Ba viên chức GRU khác, bị Mueller cáo buộc hỗ trợ trong việc phát hành các tài liệu ăn trộm này.
Liệu phe Trump có ngồi yên để chờ các kết quả điều tra từ Mueller lần lượt được đưa ra trước công chúng, hay sẽ châm ng̣i cho một vụ bê bối Watergate thứ hai của nước Mỹ bằng một quyết định sa thải công tố viên đặc biệt?
Năm 1973, vụ bê bối lịch sử Watergate của chính quyền Richard Nixon nổ ra sau khi năm người bị bắt quả tang đă đặt máy nghe lén trong trụ sở Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ. Những người đó bị cáo buộc là đă nhận nhiệm vụ này trực tiếp từ thành viên nội các của Nixon. Sau đó, Archibald Cox được Nixon bổ nhiệm làm công tố viên đặc biệt. Cox là một giáo sư luật của đại học Harvard, nguyên là Tổng biện lư sự vụ (Solicitor General).
Cox yêu cầu chính quyền Nixon giao nộp các đoạn băng ghi âm, nhưng bị từ chối. Tổng thống Nixon ra lệnh cho Tổng Chưởng lư và Phó Tổng Chưởng lư, Elliot Richardson và William Ruckelshaus, phải cách chức Cox, song cả hai đều từ chức chứ không chịu tuân theo yêu cầu này.
Giông tố nổi lên từ đây. Nixon bổ nhiệm một người tạm giữ chức tổng chưởng lư, Robert Bork. Quyền Tổng chưởng lư Bork đă sa thải Cox. Việc này khiến công chúng nổi giận, và người ta càng nghi ngờ hơn về những hành vi mờ ám của chính quyền Nixon.
Hơn 50.000 người dân gửi điện đến Washington và 21 nghị sĩ Quốc hội ra nghị quyết luận tội Nixon. Nixon buộc phải bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt mới, Leon Jaworski. Nhưng chính Leon Jaworski vẫn tiếp tục cuộc điều tra theo hướng của Cox chứ không lùi bước trước phe Nixon. Cuối cùng, Jaworski đă có được các đoạn băng ghi âm, sau khi Tối cao Pháp viện ra phán quyết là tổng thống không có đặc quyền với những cuốn băng này. Kết cục, Nixon đă trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức khi đang tại vị để tránh bị luận tội ở Hạ viện.