Kỳ vọng của người ủng hộ Kim Jong-un trong cuộc gặp với Trump tại Hà Nội là ǵ? Nhiều người mong chờ hội nghị thượng đỉnh giữa hai lănh đạo Mỹ - Triều Tiên. Những người ủng hộ kỳ vọng Mỹ - Triều đưa ra mục tiêu lâu dài cho B́nh Nhưỡng như thống nhất với Hàn Quốc, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters.
So với phần lớn người dân Singapore, Airul Qaiz theo dơi sát sao hơn hẳn hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, dự kiến diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28/2, theo SCMP.
Airul, 26 tuổi, là người đứng đầu chi nhánh gồm 50 thành viên tại Singapore của Hội hữu nghị Triều Tiên (KFA), một mạng lưới quốc tế gồm những người ủng hộ nhiệt thành Triều Tiên. KFA do Alejandro Cao de Benós, một người có cảm t́nh với chính phủ Triều Tiên, đứng đầu và có trụ sở tại Tây Ban Nha.
KFA khẳng định họ có liên hệ trực tiếp với B́nh Nhưỡng và cho biết tổ chức có thành viên ở 120 quốc gia, dù trang web chính thức chỉ liệt kê chi nhánh tại khoảng 30 quốc gia, gồm Mỹ, Đức và Thái Lan. Các chi nhánh của KFA thường tổ chức các cuộc biểu t́nh, chiếu phim và hội thảo để thảo luận về tư tưởng xă hội chủ nghĩa tự chủ của B́nh Nhưỡng, được biết đến với tên gọi "juche" (Tư tưởng Chủ thể).
Airul hy vọng hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ đưa ra các mục tiêu lâu dài cho B́nh Nhưỡng như thống nhất với Hàn Quốc và chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Khi được hỏi tại sao hâm mộ chính phủ Triều Tiên, Airul nói rằng Triều Tiên đă tự xoay xở để "phát triển đất nước và cung ứng cho người dân".
Quan điểm của anh dựa trên ba chuyến đi tới Triều Tiên. Airul, một công chức, thừa nhận anh phải được cho phép để tham quan và chụp ảnh một số khu vực nhất định, nhưng cho rằng đó là đặc trưng của các cộng đồng châu Á truyền thống, nơi "người dân sống nội tâm hơn và không sẵn sàng nói chuyện với người ngoài".
Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2013, Triều Tiên là quốc gia vẫn tồn tại sự vi phạm nhân quyền, song Airul khẳng định đây là những "cáo buộc vô căn cứ". "Đó chỉ là một chiến dịch bôi nhọ nhằm làm tổn hại phẩm giá lănh đạo Triều Tiên của truyền thông tự do", Airul nói, nhấn mạnh thêm rằng phần lớn các thành viên ở Singapore đều tṛ chuyện qua Skype để thảo luận về công tác tuyên truyền do chính quyền Kim đưa ra.
Dermot Hudson, một nhân viên văn pḥng bán thời gian, từng là người đứng đầu chi nhánh KFA tại Anh, đồng ư với Airul và cho biết các báo cáo do "lực lượng đế quốc phản động" tạo ra.
Trevor Spencer, người đứng đầu KFA ở Canada, mô tả Kim Jong-un cùng các thành viên gia đ́nh ông là "người của nhân dân". "Các bạn có thể xem lại tin tức từ Triều Tiên và sẽ thấy ông ấy sẽ đến những ngôi làng, bệnh viện, nhà dân, nhà máy, bất kỳ nơi đâu để gần gũi hơn với người dân, nh́n thấy những ǵ họ muốn và những ǵ họ cần", Spencer cho hay.
Spencer nói rằng sự đồng cảm của anh đối với Triều Tiên được thúc đẩy bởi cam kết "công bằng xă hội" và những trải nghiệm cá nhân của anh về định kiến xă hội. Spencer là người Metis, một nhóm dân tộc kết hợp giữa người bản địa và người châu Âu.
KFA khẳng định được Triều Tiên công nhận và có liên hệ chặt chẽ với Ủy ban Quan hệ Văn hóa với nước ngoài của Triều Tiên, một cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm trao đổi văn hóa với thế giới bên ngoài, song phạm vi kết nối của tổ chức với B́nh Nhưỡng không rơ ràng.
"KFA không có bất cứ ảnh hưởng chính trị nào và không tham gia vào bất kỳ tương tác thực sự nào với chính phủ Triều Tiên", Michael Madden, một chuyên gia về Triều Tiên và người sáng lập trang mạng Quan sát giới lănh đạo Triều Tiên, cho hay.
Hà Nội dựng nhiều cụm pa nô lớn ở các ṿng xuyến, bùng binh chào mừng thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ảnh: PV.
Lănh đạo KFA de Benos, người thường xuyên mặc quân phục Triều Tiên, khẳng định ông là đại biểu đặc biệt của ủy ban về các mối quan hệ văn hóa. "Tôi có giấy ủy nhiệm từ chính phủ Triều Tiên và giấy ủy nhiệm đó công nhận tôi là một đặc phái viên, một đối tác, một người đang làm việc ở vị trí này, nhưng trên cơ sở danh dự", ông nói, giải thích rằng tổ chức của ông liên lạc thường xuyên với các bộ và đại sứ quán để sắp xếp các chuyến đi và trao đổi. "Chúng tôi không nhận tiền lương từ bất cứ ai hoặc đóng góp từ bất cứ chính phủ nào trên thế giới".
De Benos bác bỏ tuyên bố từ các cộng sự và khách hàng rằng ông đă thổi phồng tầm quan trọng và các mối liên hệ của ḿnh. "Ai cũng có thể kiểm tra vai tṛ của tôi thông qua chính phủ Triều Tiên và bất kỳ đại sứ quán nào trên thế giới, miễn là họ có quyền tiếp cận các nhà ngoại giao", ông nói.
Brian Bridges, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Thái B́nh Dương tại Đại học Lĩnh Nam, Quảng Châu, Trung Quốc cho biết KFA thường không được coi trọng. "Triều Tiên vẫn là một bí ẩn. Do đó, có nhiều hiểu lầm về cuộc sống ở Triều Tiên và có những thay đổi xă hội đang diễn ra ở đó được lặp lại trên các phương tiện truyền thông toàn cầu", ông nói.
"Một số cải chính hoặc làm rơ t́nh h́nh là hữu ích, nhưng không may, cách tiếp cận của KFA là sao chép nguyên bản các lập luận và b́nh luận từ B́nh Nhưỡng. Trong một số trường hợp, việc bắt chước này được thực hiện cứng nhắc v́ ngay cả khi phương tiện truyền thông chính thức của Triều Tiên thừa nhận 'thất bại' trong một số chính sách, KFA vẫn tiếp tục truyền tải thông điệp 'tích cực'", Bridges nhận định.
Tuy nhiên, những người quảng bá cho B́nh Nhưỡng như Airul không bị dư luận phản đối. Khi được hỏi liệu có bất cứ điều ǵ khiến anh thay đổi suy nghĩ về Triều Tiên hay không, Airul quả quyết "không".