Những người Mỹ gốc Việt lại có nguy cơ bị bệnh loăng xương cao hơn sắc dân khác, nhất là những phụ nữ ở độ tuổi ngoài 50, các hormone và nội tiết bị giảm mạnh, mật độ canxi cũng giảm theo, tỷ lệ bị loăng xương cao hơn so với đàn ông v́ ở thời kỳ măn kinh .
Bác Sĩ Ngô Bá Định (người đứng trên sân khấu) diễn giải về bệnh loăng xương. (H́nh: Tâm An)
Bác Sĩ Ngô Bá Định cho biết thông tin trên trong buổi hội thảo do công ty TenHealth Inc., và hăng dược Amgen tổ chức tại pḥng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster, vào sáng Thứ Sáu, 15 Tháng Ba.
Buổi hội thảo thu hút đông đảo người tham dự, trong đó hầu hết là người cao niên, đă theo dơi buổi thuyết tŕnh của Bác Sĩ Ngô Bá Định từ đầu tới cuối.
Là người đă dành nhiều năm đích thân thăm khám cho các bệnh nhân cao niên tại bảy bệnh viện trong vùng Orange County và Nhà Dưỡng Lăo Tư Gia, đồng thời là chủ nhân một Trung Tâm Y Tế, Bác Sĩ Ngô Bá Định hiểu rất rơ về các bệnh nhân cao niên gốc Việt của ông.
Ông cho biết, lư do người Mỹ gốc Á, đặc biệt là người cao niên gốc Việt, có nguy cơ cao hơn hẳn cộng đồng khác về bệnh loăng xương là v́: “Các nghiên cứu cho thấy những người gốc Á có vóc dáng nhỏ, xương mỏng, dễ găy, dễ bị loăng xương. Ngoài ra c̣n do hoàn cảnh lịch sử: Đa phần các vị cao niên gốc Việt sang Mỹ định cư, đều đă từng trải qua một đời sống vất vả, nghèo đói, thiếu dinh dưỡng, một số người từng phải sống thiếu thốn, khổ cực trong các nhà tù Cộng Sản khi c̣n ở bên Việt Nam.”
Một người tham dự hội thảo hỏi Bác Sĩ Ngô Bá Định về thuốc chữa loăng xương. (H́nh: Tâm An/Người Việt)
“Khi sang tới Mỹ, tuy có điều kiện hơn rất nhiều nhưng đa số các bác lại ít tập thể dục, không ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa do cơ thể không hấp thu được chất lactose hoặc do bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp nên phải kiêng ăn. Điều này khiến cho cơ thể các bác bị thiếu hụt lớn lượng vitamin D và chất canxi, làm tăng nguy cơ về bệnh loăng xương,” Bác Sĩ Định nói tiếp.
Ông nhấn mạnh: “Đặc biệt là phụ nữ gốc Việt ở thời kỳ măn kinh hoặc trên 50 tuổi, các hormone và nội tiết bị giảm mạnh, mật độ canxi cũng giảm theo, tỷ lệ bị loăng xương cao hơn so với đàn ông. Mỗi năm cơ thể phụ nữ ở thời kỳ hậu măn kinh sẽ mất khoảng 20% khối lượng xương. Do đó phải có chế độ ăn uống bổ sung canxi, vitamin D, tập thể dục, hạn chế rượu bia thuốc lá, để bù lại lượng xương bị hao hụt đó.”
Nói về vấn đề phát hiện bệnh để điều trị kịp thời, Bác Sĩ Định cho biết: “Muốn biết cơ thể có thực sự bị bệnh loăng xương hay không, chúng ta phải chụp ảnh về mật độ xương (gọi là chụp DXA) và đánh giá thông qua chỉ số T-score. Nếu chỉ số T-score từ -2.5 trở xuống, th́ chúng ta đă bị bệnh loăng xương.”
“Viện Loăng Xương Quốc Gia khuyên đàn ông cao niên và các phụ nữ ở thời kỳ măn kinh, cứ hai năm một lần, nên chụp DXA. Đối với các vị cao niên trên 65 tuổi, chi phí này được hầu hết các hăng bảo hiểm và Medicare chi trả. Đối với những người chưa tới 65 tuổi, nếu có lư do chính đáng về nguy cơ bị bệnh loăng xương, các bác sĩ gia đ́nh sẽ đề nghị cho chụp DXA và bảo hiểm cũng có thể chi trả các chi phí này,” ông nói thêm.
Hiện nay có nhiều thuốc để điều trị bệnh loăng xương nhưng theo Bác Sĩ Định th́ đa phần là thuốc uống. Chỉ có loại thuốc tên là Prolia là thuốc chích, được áp dụng từ năm 2010.
Theo bà Michelle Huynh, đại diện của hăng dược Amgen có trụ sở tại Thousand Oak, đây là hăng sản xuất ra thuốc Prolia điều trị bệnh loăng xương, th́: “Prolia không phải là thuốc viên mà là thuốc chích, cứ mỗi sáu tháng một lần. Đây là thuốc theo toa đầu tiên và duy nhất dành cho bệnh loăng xương, cho phụ nữ trong thời kỳ hậu măn kinh. Theo thống kê của hăng Amgen, phụ nữ dùng Prolia trong ba năm đă giảm nguy cơ nứt, găy xương sống đến 68%.”
Hàng trăm đồng hương gốc Việt, trong đó đa số ở độ tuổi cao niên, tới dự hội thảo về loăng xương. (H́nh: Tâm An/Người Việt)
Không chỉ dùng cho nữ giới, theo tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc của hăng Amgen tại cuộc hội thảo sáng nay, thuốc Prolia cũng đă được chấp thuận để dùng cho việc điều trị loăng xương của đàn ông.
Tuy nhiên, Bác Sĩ Định căn dặn: “Trước và trong khi điều trị với thuốc Prolia, các bệnh nhân nên dùng canxi và vitamin D, tập thể dục và cải thiện chế độ ăn theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ gia đ́nh.”
Bác Sĩ Ngô Bá Định cho biết: “Thuốc cũng có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng như gây ra dị ứng, lượng canxi trong máu thấp xuống, nứt găy xương đùi bất thường. Không dùng thuốc trong trường hợp phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị có thai hoặc khi xảy ra các phản ứng phụ.”
Hỏi về chi phí bệnh nhân phải trả khi dùng thuốc này, bà Michelle Huynh cho hay: “Ở California, những người cao niên có MediCal nếu chích một mũi thuốc này, sẽ phải co-pay khoảng $3.70. C̣n những người trẻ trong độ tuổi lao động, có bảo hiểm ở chỗ làm như tôi, nếu chích thuốc này, phải trả chi phí co-pay vào khoảng $25.”
Cuối buổi hội thảo Bác Sĩ Định trả lời một số câu hỏi thắc mắc về bệnh loăng xương cho một số người tham dự.
Mọi chi tiết có thể thảo luận với bác sĩ gia đ́nh hoặc vào website www.myprolia.com/vietnamese hoặc gọi số 1-888-776-5426 để t́m hiểu thêm. (Tâm An)