Đó là tên lửa đạn đạo Trung Quốc. Chính chúng là nỗi ám ảnh của Mỹ. Thực tế hiện nay Trung Quốc và Mỹ đang đối đầu trên nhiều mặt trận. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng phải đối mặt với những mối đe dọa từ Mỹ. Bắc Kinh đă quyết định thúc đẩy việc chế tạo tên lửa đạn đạo không thua kém nước ngoài, dựa trên những thành tựu quân sự của Liên Xô cũ.
Tên lửa tầm gần DF-15 Trung Quốc. Ảnh minh họa: Russian Gazeta.
Khởi điểm, Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-15 (Đông Phong) với tầm bắn lên tới 1.000 km, chủ yếu dùng để đe dọa các mục tiêu cố định của Mỹ trên vùng nước Tây Thái B́nh Dương. Từ năm 1985, các chuyên gia Học viện Công nghệ Trung Quốc tham gia chế tạo động cơ tên lửa cho DF-15 và hoàn thiện một nguyên mẫu tiêu chuẩn giữa năm 1987. Một năm sau, tên lửa DF-15 được trưng bày tại một trong những triển lăm kỹ thuật quân sự. Tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm gần DF-15 được đưa vào biên chế cho PLA đầu năm 1989.
Tên lửa đạn đạo tầm gần DF-15. Ảnh: Russian Gazeta.
Tên lửa đạn đạo DF-15 có khả năng mang đầu đạn nặng đến 500kg, khối lượng phóng của tên lửa là 6.200kg. Tên lửa có thể mang theo các đầu đạn khác nhau như nổ phá mảnh, nhiệt áp, bom chùm và đầu đạn hạt nhân.
Quân đoàn pháo binh tên lửa số 2 của lực lượng Bộ binh PLA có hai lữ đoàn tên lửa trang bị tổ hợp tên lửa đạn đạo DF-15. Theo cẩm nang quân sự Military Balance 2017 th́ quân đội Trung Quốc hiện có khoảng 144 xe phóng DF-15, từ 300 đến 360 tên lửa.
Sự phát triển tiếp theo của DF-15 là tên lửa đạn đạo DF-21 chống hạm, mục đích chủ yếu nhằm vào các tàu khu trục, tuần dương lớn và tàu sân bay Mỹ. DF-21 có tầm bắn đến 1.800km. Đây là phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa đạn đạo JL-1 (Ngưu Lang), được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân dự án 092 lớp Hạ (Type 092 Xia-Class).
Theo chương tŕnh phát triển DF-21, các chuyên gia Trung Quốc hoàn thiện các tính năng kỹ chiến thuật, chủ yếu là phạm vi chiến đấu và độ chính xác. Đến giữa thế kỷ 20, PLA phát triển ba loại tên lửa với những đặc điểm kỹ chiến thuật khác nhau là DF-21A, DF-21C và DF-21D.
Tên lửa đạn đạo tầm trung chống tàu DF-21D. Ảnh: Russian Gazeta.
DF-21A, DF-21C được sử dụng vào mục đích tấn công các mục tiêu cố định của đối phương trên tầm xa từ 2.500km - 2.700km. DF-21D được coi là tên lửa chống hạm đầu tiên, có khả năng tấn công các mục tiêu mặt nước với khoảng cách đến 1.450km. Trung Quốc phát triển hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu cho đầu đạn tên lửa này với 36 vệ tinh Yaogan Weixing [vệ tinh cảm ứng từ xa].
Tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc là tên lửa liên lục địa ICBM DF-31A (tầm bắn đến 11.200km). Tổ hợp tên lửa thuộc bộ ba răn đe hạt nhân này được phát triển vào giữa những năm 1980 của thế kỷ 20. Ngay từ đầu, các kỹ sư Trung Quốc nhận nhiệm vụ thiết kế đảm bảo hệ thống phóng tên lửa phải cơ động tương tự như các ICBM Topol và Topol-M của Nga.
Tên lửa liên lục địa DF-31. Ảnh: Russian Gazeta.
Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa liên lục địa ICBM DF-31 là một trong những bí mật quân sự hàng đầu của Trung Quốc. Theo các phương tiện truyền thông, đây là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn ba tầng phóng dài 13m, đường kính 2,25m và trọng lượng phóng 42 tấn, trang bị hệ thống dẫn đường quán tính với khả năng định vị bằng các cḥm sao.
Độ chính xác của đầu đạn (CVO – ṿng tṛn độ sai lệch), theo các ước tính khác nhau, từ 100m đến 1km. Tên lửa ICBM Trung Quốc có thể được lắp đặt đầu đạn hạt nhân đơn nhất có công suất lên tới 1 megaton hoặc ba đầu đạn dẫn đường đến các mục tiêu riêng rẽ với công suất 20-150 kiloton/đạn. Theo khối lượng mang hữu ích, có thể khoảng 1,2 tấn, tên lửa DF-31 tương tự như ICBM Topol và Topol-M của Nga.
Có nhiều thông tin cho rằng, thay v́ sử dụng đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng đầu đạn lượn siêu âm DZ-ZF. Ngày 27.04.2016, trang Washington Free Beacon dẫn nguồn tin từ t́nh báo Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc thử nghiệm thành công đầu đạn siêu âm DZ-ZF.
Phương tiện bay siêu âm được phóng từ sân bay vũ trụ Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây), theo trang báo này, đầu đạn lượn siêu âm (GLA) thực hiện các thử nghiệm bay với tốc độ từ 6.400 đến 11.200km/h, đánh trúng mục tiêu tại thao trường thử nghiệm miền tây Trung Quốc. Theo báo cáo của Ủy ban T́nh báo Quốc hội Mỹ, DZ-ZF có thể được PLA đưa vào biên chế năm 2020, năm 2025 sẽ có phiên bản tầm xa nâng cấp.
Phiên bản nâng cấp của tên lửa DF-31A là tên lửa đạn đạo liên lục địa ba tầng, sử dụng nhiên liệu rắn phóng từ xe phóng di động. Theo Bộ Quốc pḥng Mỹ, khoảng 10 hệ thống tên lửa DF-31A được triển khai tại Trung Quốc.
Ước tính ban đầu của Washington cho rằng, tên lửa DF-31 có tầm bắn khoảng 7.200km. Tầm bắn này không thể đánh tới lănh thổ Mỹ. Nhưng phiên bản sửa đổi của tên lửa này, DF-31A, có tầm bắn hơn 11.200 km và có khả năng bao trùm hầu hết lục địa Mỹ khi phóng từ các khu vực thuộc miền trung Trung Quốc.
Năm 2009, trong các tài liệu về ICBM nhiên liệu rắn mới của Trung Quốc có thêm một loại tên lửa mới, DF-41. Đây là vũ khí sẽ thay thế các tên lửa nhiên liệu lỏng DF-5 cũ. Tên lửa DF-41 có tầm bắn đến 15.000km và mang theo 10 đầu đạn thứ cấp cùng bộ khí tài chọc thủng hệ thống pḥng thủ tên lửa. Đầu đạn lượn siêu âm DZ-ZF cũng sẽ được trang bị cho tên lửa. Truyền thông phương Tây cho rằng, các hệ thống phóng tên lửa được triển khai trên vùng biên giới với Nga, thuộc khu vực phía đông bắc tỉnh Hắc Long Giang ngày 24.01.2017.
Barak Obama, tổng thống thứ 44 của Mỹ, lúc đương nhiệm đă kư văn bản phát triển học thuyết an ninh quốc gia, giao cho Bộ tư lệnh chiến lược Mỹ (STRATCOM) phát triển chiến lược chống lại mạng lưới đường hầm ngầm kiên cố của Trung Quốc mà theo tin t́nh báo Lầu Năm Góc là nơi PLA cất giấu các tên lửa đạn đạo.
Theo tuyên bố của Bắc Kinh, các loại tên lửa đạn đạo Đông Phong, bao gồm cả DF-41, “trở thành một cái xương trong cổ họng những kẻ không tôn trọng Các lực lượng Vũ trang Trung Hoa”. Quân đội Trung Quốc đẩy mạnh phát triển hệ thống phóng trên các phương tiện cơ động, do các vệ tinh t́nh báo trinh sát gặp khó khăn lớn khi t́m kiếm và phát hiện các tổ hợp tên lửa đạn đạo này.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo b́nh luận như sau: “H́nh ảnh của Trung Quốc lúc có và không có DF-41 rất khác nhau trong mắt phương Tây. Đây chính là ư nghĩa của DF-41. Tổ hợp tên lửa có mục đích then chốt là tăng cường vị thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc".
Việc phát triển các loại vũ khí này không đe dọa Nga, ngay cả trong t́nh huống PLA triển khai tên lửa DF-41 trên khu vực Hắc Long Giang. Nguyên nhân chính là Moscow và Bắc Kinh từ lâu đă trở thành đối tác chiến lược, đang thiết lập lại quan hệ hợp tác hữu nghị trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả quân sự. Việc triển khai tên lửa gần Nga không nhằm tấn công mà tăng cường thêm sự bảo vệ từ phía Nga cho các tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa này.
Hiệp ước về “Láng giềng tốt, Hữu nghị và Hợp tác” được kư kết năm 2001, đặt ra một cam kết vững chắc về việc không nhắm vào các mục tiêu của nhau và không sử dụng tên lửa đạn đạo ICBM đối đầu nhau. Hiệp ước này giảm thiểu rất nhiều sự căng thẳng trên vùng biên giới, giúp cả Trung Quốc và Nga tập trung vào những đe dọa chung lớn hơn như bạo loạn, khủng bố và can thiệp vũ trang.
Như vậy, trên thực tế, hệ thống các tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn mới nhất của Trung Quốc rơ ràng là nhằm vào các mục tiêu lớn hơn, trong đó có lục địa Mỹ và các tàu sân bay. Rất nhiều các chuyên gia phương Tây cho rằng, với hệ thống pḥng thủ tên lửa hiện đại, các tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc sẽ không gây nguy hiểm cho biểu tượng đắt giá của siêu cường Mỹ. Nhưng không ai đủ tự tin để chắc chắn, nếu Trung Quốc phóng nhiều đầu đạn DF-21 vào 1 mục tiêu như tàu sân bay Mỹ, liệu các hệ thống đánh chặn siêu hiện đại có thể ngăn chặn được hết không và Trung Quốc có bao nhiêu tên lửa đạn đạo các loại và đầu đạn.
Hơn thế nữa, nếu bùng phát xung đột Trung – Mỹ, th́ đó là chiến tranh hạt nhân, và trong t́nh huống Trung Quốc tấn công tàu sân bay bằng đầu đạn hạt nhân th́ không có hệ thống pḥng thủ nào đánh chặn được.