Ngày 8/4, Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường sẽ tới thăm châu Âu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Liên minh châu Âu (EU). Thế nhưng chuyến đi của ông Lư Khắc Cường không nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên EU như Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển và Hà Lan.
Lá cờ Liên minh châu Âu (EU) bên ngoài ṭa nhà trụ sở EU. (Ảnh: Carl Court / H́nh ảnh Getty)
Trước đó, truyền thông Anh đưa tin, trong một tuyên bố dự thảo EU đă yêu cầu Trung Quốc mở cửa thị trường trong một thời gian giới hạn.
Vào thứ Ba tuần sau (ngày 9/4), Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường sẽ có cuộc họp với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch hội đồng châu Âu Donald Tusk, và dự kiến sẽ đưa ra tuyên bố chung. Tuy nhiên, tuyên bố chung khả năng sẽ có trở ngại, v́ các nước thành viên EU trước đó đă chất vấn chính quyền Trung Quốc về hành vi hạn chế các công ty châu Âu thâm nhập thị trường Trung Quốc, theo SCMP.
Reuters ngày 20/3 đưa tin, EU đă ban hành một tài liệu cho tất cả các quốc gia thành viên, yêu cầu tất cả các nước phối hợp, h́nh thành lập trường cứng rắn đối với Bắc Kinh.
Tại hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc năm nay, EU dự kiến sẽ yêu cầu chính quyền Trung Quốc mở cửa thị trường trong khoảng thời gian giới hạn, để EU không c̣n là vật hy sinh và người bị hại v́ bị ĐCSTQ phân biệt đối xử với các doanh nghiệp Trung Quốc, theo Reuters.
Reuters đă nhận được một tuyên bố chung do EU soạn thảo, trong đó EU – Trung Quốc trước mùa hè năm nay, phải “đạt được sự đồng thuận về hàng loạt yêu cầu ưu tiên xoá bỏ rào cản tiếp cận thị trường và yêu cầu mà các doanh nghiệp phải đối mặt,” và, “ít nhất trước khi hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc tiếp theo vào năm 2020 – thời hạn cuối cùng giải quyết nhanh chóng các rào cản c̣n lại”.
Theo phân tích của các nhà quan sát, tuyên bố chung đă bị mắc kẹt, hoặc ĐCSTQ đă từ chối yêu cầu của EU.
SCMP cho biết sau Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc năm ngoái, Đặc phái viên Bắc Kinh đă tham khảo ư kiến EU trong vài tháng, với hy vọng tại hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ đạt được tuyên bố chung, và Bắc Kinh luôn từ chối đề cập trong bất kỳ tuyên bố nào có liên quan đến việc thiết lập một “cơ chế quy định trật tự quốc tế”.
Ngoài ra, các nước thành viên EU không hài ḷng với “Luật đầu tư nước ngoài” mà ĐCSTQ vừa thông qua trong năm nay.
VietBF @ sưu tầm