Quân đội Mỹ lộ điểm yếu chết người? Quân đôi Mỹ- niềm tự hào, có nhiều thành tích lớn lao đă bị vạch ra những điểm yếu. Tổng kết lại, trong tổng số 10.000 thương vong và mất tích của phía Đồng minh, bộ binh Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất với tổng số 6.300 người.
Bộ binh kêu khổ
Trang National Interest mới đây có b́nh luận với tiêu đề: “Cách duy nhất Mỹ có thể đánh bại Nga và Trung Quốc trong chiến tranh”. Bài viết phân tích về chiến lược quốc pḥng mới của Mỹ, trong đó chỉ ra sự thiếu sót trong các kế hoạch phát triển thời gian tới.
Chiến lược Quốc pḥng 2018 (NDS 2018) của Mỹ xác định Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa hàng đầu.
Nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra, ngân sách quốc pḥng Mỹ năm 2020 đă ưu tiên đầu tư để phát triển nhanh các sáng kiến công nghệ cao và thế hệ tiếp theo trong các lĩnh vực hạt nhân, không gian mạng, vũ khí tự động và vũ trụ.
Tuy nhiên, bài viết cho rằng, trong khi những ưu tiên trên là quan trọng và cần thiết th́ chúng cũng hạ thấp tầm quan trọng của lực lượng quân sự trọng yếu nhất và mang tính nền tảng của quân đội Mỹ: Bộ binh.
Binh sĩ Mỹ tham chiến tại Afghanistan
Lực lượng bộ binh có vai tṛ quan trọng trong cuộc chiến và cần nhận được sự hỗ trợ đúng đắn từ pháo binh, không quân, công binh, hậu cần chiến đấu. Về mặt lịch sử, các đơn vị bộ binh là lực lượng nền tảng để xây dựng để xây dựng các lực lượng chiến đấu phức tạp khác.
Theo National Interest, khi các đối thủ như Trung Quốc đang tiếp tục giành được sự ảnh hưởng lớn về địa chính trị và thách thức sự độc tôn của Mỹ, việc xây dựng lực lượng bộ binh cần được đặt ở vị trí trung tâm.
Dù cuộc chiến trong tương lai ở quy mô nào th́ các đơn vị bộ binh vẫn là lực lượng cuối cùng tham gia các cuộc cận chiến để giải quyết đối phương, giữ đất và tạo các điều kiện để ổn định lâu dài.
Tạp chí Mỹ khẳng định các loại đạn dược dẫn đường chính xác công nghệ cao có thể góp phần làm suy yếu kẻ thù nhưng không thể “chiếm đất”. Chính các lực lượng bộ binh, thủy quân lục chiến và các đội đặc nhiệm mới là những người tiến hành các nhiệm vụ then chốt với các trận đánh ác liệt trên bộ.
Họ phải tham chiến trên các đường phố trong các khu dân cư đông đúc và không có ǵ khác ngoài các loại vũ khí trên người để đảm bảo sống sót.
Các chuyên gia Mỹ thừa nhận với việc duy tŕ sức mạnh và khả năng quân sự công nghệ cao ngang nhau, một cuộc chiến toàn diện giữa Mỹ và các cường quốc như Nga và Trung Quốc là khó xảy ra.
Kỷ nguyên của các cuộc chiến như trong Thế chiến II với các cuộc ném bom ồ ạt mà không quan tâm tới những thiệt hại về nhân mạng và các thiệt hại khác đă là quá khứ.
Lính Mỹ thiệt mạng ở nước ngoài được đưa về nước
Thay vào đó, một cuộc chiến trong tương lai có thể bắt đầu từ không gian mạng và có thể kết thúc bằng một cuộc chiến ủy nhiệm. Bước đi đầu tiên của kẻ thù sẽ là cố gắng loại bỏ mạng máy tính của Mỹ, gây nhiễu các tần số vô tuyến, vô hiệu hóa khả năng dẫn đường và các khả năng kỹ thuật số khác của Mỹ.
Sau đó, các lực lượng ủy nhiệm, các tay súng nổi dậy và các lực lượng đánh thuê chắc chắn sẽ tấn công binh sĩ Mỹ. Điều đó có nghĩa, bộ binh vẫn là lực lượng phải trực tiếp tham chiến để tấn công vào các “sào huyệt” của kẻ thù trong các khu vực phức tạp, nơi mà ranh giới giữa binh sĩ chiến đấu và binh sĩ không chiến đấu trở nên mờ nhạt.
Khổ nhục kế?
Với phân tích trên, bài viết tái khẳng định vai tṛ không thể thiếu của bộ binh trong việc bảo vệ nước Mỹ và giúp Mỹ giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.
Tuy nhiên, bài viết này cho rằng Mỹ đă không dành sự quan tâm xứng đáng cho việc huấn luyện và trang bị lực lượng bộ binh. Tốc độ và chi phí trang bị dành cho lính bộ binh là rất nhỏ so với các chương tŕnh công nghệ cao của Mỹ.
Ví dụ điển h́nh là chỉ riêng một chiếc máy bay chiến đấu F-35A đă tiêu tốn gần 90 triệu USD. Trong khi đó, toàn bộ lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ mới đây kư hợp đồng mua 15.000 khẩu súng trường M27 Heckler và Koch mới chỉ hết hơn 29 triệu USD.
Do đó, cần phải ưu tiên cập nhật các điều kiện huấn luyện, đảm bảo cung cấp các loại vũ khí nhỏ để duy tŕ và phát triển hệ thống vũ khí căn bản của đất nước, đó chính là người lính bộ binh.
Đề xuất được đưa ra là cần có những chính sách như chương tŕnh Lực lượng đặc nhiệm cận chiến (CCLTE) nhằm tăng cường và duy tŕ khả năng tác chiến của bộ binh. Mỹ cần xác định, thử nghiệm và đưa vào trang bị các loại vũ khí, đạn dược, công nghệ, khả năng huấn luyện và trang thiết bị bảo vệ cá nhân mới nhất cho bộ binh. Đây được coi là biện pháp giúp bảo vệ mạng sống cho bộ binh Mỹ, đồng thời xây dựng nền móng vững mạnh cho toàn bộ lực lượng.
Có không ít ư kiến cho rằng trang bị cho một người lính Mỹ hiện quá cồng kềnh
Một ví dụ được dẫn ra cho thấy hậu quả của việc không chú trọng đối với lực lượng bộ binh là trận đánh Khe núi Kasserine ở Tunisia trong Thế chiến II. Đây được coi là trận đụng độ lớn đầu tiên của bộ binh Mỹ với lực lượng Đức và Italy.
Trong trận đánh kéo dài từ ngày 19-24/2/1943, lực lượng bộ binh được trang bị nghèo nàn, không được huấn luyện tốt và không có kinh nghiệm của Mỹ cùng với các lực lượng Anh, Pháp đă thất bại thảm hại, bị đẩy lui ngược trở lại 80km.
Trong tổng số 10.000 thương vong và mất tích của phía Đồng minh, bộ binh Mỹ chịu thiệt hại nặng nề nhất với tổng số 6.300 người. Đây được coi là thất bại “nhục nhă nhất” của Mỹ trong Thế chiến II.
Để kết luận về vai tṛ quan trọng của lực lượng bộ binh, bài viết trên National Interest trích dẫn lại tuyên bố của Mark A. Smith, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, khẳng định: “Người nào cho rằng chiến trường tương lai sẽ không bao gồm bộ binh th́ người đó không biết ǵ về chiến tranh”.
Hải quân Mỹ cũng đang kêu khó với các loại tên lửa DF-21, 26 của Trung Quốc
Tuy nhiên, cùng ngày với bài viết trên được đăng tải, National Interest c̣n cho đăng một loạt bài viết bàn về các vấn đề của hải quân, không quân Mỹ. Lực lượng nào cũng muốn được đầu tư nhiều hơn để chống lại “mối đe dọa” từ Nga và Trung Quốc.
Dường như các nhánh trong quân đội Mỹ đều đang viện mọi lư lẽ nhằm thuyết phục về tầm quan trọng của ḿnh, qua đó giành miếng bánh lớn hơn trong ngân sách quốc pḥng hơn 700 tỷ USD của năm tài khóa 2020.
Bài viết về bộ binh Mỹ sẵn sàng sử dụng cả “khổ nhục kế” khi sẵn sàng “kể khổ”, đem súng trường so sánh với F-35, thậm chí “ôn lại” cả thất bại “nhục nhă nhất” của Mỹ trong Thế chiến II.