Nga và Iran hợp tác với Triều Tiên. Mục đích của họ là “lật ngược thế cờ” với Mỹ. Đây là bước đi chiến lược của cả ba nước này.
Ngày 25/4, Tổng thống Nga Putin và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đă có cuộc gặp Thượng đỉnh lần đầu tiên tại thành phố Vladivostok của Nga. Bức tranh hội nghị lần này có vẻ khác với không khí Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 khi mà Tổng thống Trump và ông Kim Jong Un rời đi và không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào. Tại Vladivostok, ông Kim đă chỉ trích cách tiếp cận hồ sơ Triều Tiên của Mỹ là "đơn phương và hai mặt", trong khi khẳng định mối quan hệ với Nga là "một mối quan hệ truyền thống chiến lược".
Nga và Iran hợp tác Triều Tiên để “lật ngược thế cờ” với Mỹ?
Tuy nhiên, Nga không phải là quốc gia duy nhất có được những bước tiến đáng kể trong các cuộc thảo luận với Triều Tiên. Ngày 28/4, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif thông báo ông sẽ "sớm" thăm Triều Tiên, nhưng không tiết lộ ǵ thêm về chuyến thăm này. Dù vậy, thông báo của Tehran vào thời điểm này được đánh giá là một bước đi chiến lược.
Không thể phủ nhận rằng những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump trong việc thúc đẩy tiến tŕnh phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên qua các Hội nghị Thượng đỉnh thu hút sự chú ư của dư luận đă giúp Triều Tiên có được vị thế nhất định trong quan hệ quốc tế, đồng thời khiến Nga và Iran có những bước đi rơ ràng hơn trong vấn đề này.
Triều Tiên - Iran: Đồng hội, đồng thuyền
Mối quan hệ giữa Iran và Triều Tiên bắt đầu h́nh thành từ những năm 1980 trong bối cảnh chính phủ Cộng ḥa Hồi giáo Iran thành lập chưa lâu và B́nh Nhưỡng trở thành nguồn cung cấp vũ khí cho Tehran trong suốt cuộc chiến Iran - Iraq (1980 - 1988).
Mối quan hệ này sau đó mở rộng hơn khi Liên Xô tan ră vào đầu những năm 1990 và Triều Tiên bị cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt. B́nh Nhưỡng lúc bấy giờ đă t́m kiếm sự hỗ trợ từ Iran - một trong số ít các nước có sản lượng dầu mỏ cao mà nước này vẫn giữ mối quan hệ, để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Trong lịch sử, mối quan hệ Triều Tiên - Iran được h́nh thành từ những nhu cầu thiết yếu của cả 2 bên. Thông báo của ông Zariff về chuyến thăm sắp tới đến Triều Tiên sẽ làm sâu sắc thêm mối quan hệ này, nhất là trong thời điểm quan trọng hiện nay với Iran.
Dầu mỏ trong một thời gian dài được coi là "mạch máu" quan trọng của nền kinh tế Iran. Tuy nhiên, đầu tuần trước, Nhà Trắng thông báo sẽ bỏ miễn trừng phạt đối với các nước nhập khẩu dầu của Iran. Động thái này đang khiến nền kinh tế Iran thêm lao đao, khi mà tính đến nay, chiến lược gây sức ép tối đa của Mỹ đă làm Iran thiệt hại 10 tỷ USD, thậm chí cả khi Tehran vẫn được hưởng các điều khoản của Thỏa thuận hạt nhân 2015 vốn được đưa ra để bảo vệ nước này khỏi các lệnh trừng phạt.
Trong khi đó, Triều Tiên đang nỗ lực để tồn tại trước các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc qua việc giữ mối quan hệ tốt với các quốc gia cung cấp dầu mỏ cho nước này. Iran cũng đang t́m kiếm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu dầu mỏ qua các chủ thể quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những sức ép từ các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như nhiều yếu tố tương đồng giữa Triều Tiên và Iran đang khiến 2 quốc gia này xích lại gần nhau và trong khi "chính sách gây sức ép tối đa" của Mỹ không đạt được tiếng nói đồng thuận trong cộng đồng quốc tế, sự gắn kết này ít nhất cho cả 2 nước những cơ hội mới để cùng nhau tồn tại cho tới khi đạt được những giải pháp "vẹn cả đôi đường" với chính quyền Tổng thống Trump.