5/3/19
WASHINGTON – Tổng thống Donald Trump đă nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu về vũ khí hạt nhân, khả năng đưa Trung Quốc vào hiệp ước kiểm soát vũ khí ba bên và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Venezuela, nơi Moscow đang ủng hộ chính phủ hiện tại chống lại phe đối lập do Mỹ hậu thuẫn .
AP Photo/Evan Vucci
Trong cuộc tṛ chuyện kéo dài hơn một giờ đồng hồ, Trump – Putin cũng thảo luận về Bắc Hàn, Ukraine, thương mại Nga-Mỹ và bản báo cáo của Robert Mueller về sự can thiệp của Moscow trong cuộc bầu cử năm 2016, Tùy viên báo chí Ṭa Bạch Ốc Sarah Sanders nói.
“Đă có một cuộc tṛ chuyện dài và rất tốt với Tổng thống Putin của Nga. Chúng tôi đă thảo luận về Thương mại, Venezuela, Ukraine, Bắc Hàn, Kiểm soát vũ khí hạt nhân”, Trump đă tweet sau cuộc gọi.
Sanders không cho biết họ đă thảo luận về thỏa thuận kiểm soát vũ khí nào, nhưng hăng thông tấn Nga Tass cho biết họ đă nói về hiệp ước New START, hiệp ước kiểm soát vũ khí lớn cuối cùng c̣n lại giữa Mỹ và Nga.
Hiệp ước được kư năm 2010 và hạn chót vào năm 2021, Cả hai quốc gia đều khẳng định đă tuân thủ đúng theo quy định trong hiệp ước. Cụ thể, trước ngày 5/2 mỗi nước đă buộc phải giảm số lượng đầu đạn hạt nhân xuống c̣n 1.550 đơn vị, cũng như giảm số lượng máy bay ném bom và hỏa tiễn hạt nhân được triển khai xuống c̣n 700 đơn vị. Thêm vào đó, cả Nga và Mỹ phải giảm số lượng các bệ phóng hỏa tiễn được triển khai và không được triển khai xuống c̣n 800 đơn vị mỗi nước.
Trump trước đó đă rút ra khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân hàng thập kỷ với Nga. Trump cáo buộc Moscow vi phạm” Hiệp định Vũ khí Hỏa tiễn Hạt nhân Tầm trung (INF) kư năm 1987. Moscow phủ nhận việc vi phạm và đă cáo buộc Washington không tuân thủ.
Quyết định của Trump rời khỏi hiệp ước INF phản ánh quan điểm của chính quyền ông rằng đó là một trở ngại không thể chấp nhận được khi đối đầu mạnh mẽ hơn không chỉ Nga mà cả Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đă phát triển mạnh mẽ kể từ khi hiệp ước đó được kư kết, và hiệp ước đă ngăn cản Mỹ triển khai vũ khí để chống lại một số nước đang được Bắc Kinh hậu thuẩn
Một tờ báo của Nga cho biết về cuộc gọi hai tổng thống đă khẳng định mong muốn chung của họ “tăng cường đối thoại trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả các vấn đề ổn định chiến lược”, nhưng không đưa ra chi tiết.
Sanders cho biết hai nhà lănh đạo đă nói rất nhiều về chương tŕnh vũ khí hạt nhân của Bắc hàn. Nhà lănh đạo Kim Jong Un đă tới Nga vào tuần trước để gặp ông Putin. Bà Sanders nói rằng, Trump nhiều lần mong muốn Nga tiếp tục giúp gây áp lực lên Bắc hàn để phi hạt nhân hóa.
Về Venezuela, bà Sanders nói ông Trump nói rơ rằng Hoa Kỳ đứng về người dân của quốc gia Nam Mỹ này và nhu cầu của họ đối với thực phẩm, nước và vật tư y tế. “Tổng thống nhắc lại những điều đó nhiều lần trong suốt cuộc gọi,” Sanders nói.
Hoa Kỳ và khoảng 50 quốc gia khác công nhận Juan Guaido, lănh đạo phe đối lập của Quốc hội, làm chủ tịch lâm thời. trong khi đó, Nga hậu thuẩn cho chính quyền của Nicolas Maduro.
Điện Kremlin nói rằng trong cuộc gọi, ông Putin nhấn mạnh rằng chỉ người dân Venezuela mới có quyền xác định tương lai của đất nước họ. Tuyên bố nói rằng sự can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ và các nỗ lực thay đổi chế độ mạnh mẽ ở Caracas làm suy yếu triển vọng giải quyết chính trị của cuộc khủng hoảng.
Sanders cho biết ông Putin và Trump đă nói chuyện trong một thời gian ngắn về báo cáo của Mueller, nhưng bà đă né tránh một câu hỏi về việc họ có thảo luận về can thiệp bầu cử ở Nga hay không, thay vào đó đổ lỗi cho chính quyền Obama không làm đủ để ngăn chặn nó trước cuộc bầu cử năm 2016.
“Rất, rất ngắn gọn, nó đă được thảo luận, về cơ bản trong bối cảnh đă kết thúc và không có sự thông đồng, mà tôi khá chắc chắn rằng cả hai nhà lănh đạo đều biết rất rơ về điều này từ lâu trước khi cuộc gọi này diễn ra”, Sanders nói.
Trump sau đó nói với các phóng viên rằng ông và Putin đă không thảo luận về sự can thiệp “có thể xảy ra” của Nga trong cuộc bầu cử năm 2020.
Nguyệt Yên