Từ lâu việc có 1 tấm bằng đại học là điều mà bất cứ ai cũng phải có để lập nghiệp. Thế nhưng trong những năm qua điều này đă dần không c̣n nữa trong giới trẻ. Bài viết sau đây sẽ cho thấy rơ điều đó. Mảnh bằng đại học từ lâu nay vẫn được coi là ch́a khóa mở cánh cửa vào giới trung lưu ở Mỹ.
Thường th́ việc tốt nghiệp đại học đồng nghĩa với mức lương cao hơn, công việc chắc chắn hơn, có khả năng làm chủ căn nhà nhiều hơn và đời sống gia đ́nh nói chung là sẽ ổn định hơn, theo AP.Đó cũng là những điều từ trước tới nay vẫn được dùng để thuyết phục người trẻ có những hy sinh (hay đầu tư) cho cuộc đời của họ, từ quyết định không ra đời kiếm tiền ngay cho tới việc chấp nhận mượn nợ để đi học.
Tuy nhiên, thế hệ người trẻ tốt nghiệp đại học hiện nay lại không cảm thấy lạc quan là họ thuộc vào giới trung lưu, như các thế hệ trước, theo kết quả phân tích cuộc thăm ḍ có tên 2018 General Social Survey do hăng thông tấn AP cùng NORC Center for Pulic Affairs Research và GSS cùng thực hiện, và được công bố hồi đầu Tháng Năm.
Kết quả thăm ḍ này cho thấy rằng có tới 35% người tốt nghiệp đại học thời gian gần đây, coi họ là thành phần lao động hay dưới giới trung lưu, so với chỉ 20% nhận định như vậy vào năm 1983. Trong khi đó, chỉ có khoảng 64% người tốt nghiệp đại học nói họ cảm thấy ḿnh thuộc vào giới trung lưu hay thượng lưu.
Kết quả thăm ḍ này cũng là điều đáng ngạc nhiên v́ nền kinh tế Mỹ phát triển liên tục từ gần một thập niên nay, với mức thất nghiệp nay chỉ vào khoảng 3.8%. Tuy nhiên, t́nh trạng bất ổn tài chính mà nhiều người tốt nghiệp đại học đang phải đối phó đang làm rộng hơn khoảng cách giữa giới giàu nhất nước Mỹ và những người c̣n lại.
Giáo Sư Dan Black, một kinh tế gia tại đại học University of Chicago, nói rằng hậu quả của t́nh trạng này có thể sẽ làm người ta chậm lập gia đ́nh, chi tiêu ít hơn và sau cùng sẽ đưa đến hậu quả là làm chậm phát triển kinh tế.
“Những lo ngại này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới nền kinh tế,” theo Giáo Sư Black.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân Mỹ, cả giới tốt nghiệp đại học và không có bằng đại học, phần lớn đều được hưởng lợi từ việc kinh tế phát triển sau khi cuộc Đại Suy Trầm chấm dứt năm 2009.
Tuy nhiên, ở mọi độ tuổi dân Mỹ, tấm bằng đại học nay không c̣n thấy là sự bảo đảm cho việc thăng tiến trong đời sống.
Giới tốt nghiệp đại học hiện trong độ tuổi 50 hoặc cao hơn, cũng như những người dưới 35, không c̣n tự coi ḿnh là thành phần trung lưu hoặc thượng lưu nhiều như năm 1993. Cũng cần phải nói thêm rằng cuộc thăm ḍ không đưa ra định nghĩa thế nào là “giới trung lưu.” Những người trả lời dựa theo sự cảm nhận riêng của họ.
Những dữ kiện có được cho thấy tuy đại học vẫn cho người ta một con đường thăng tiến, con đường đó nay bị thu hẹp lại v́ những điều như nợ tiền học, giá nhà quá cao so với mức lương và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.
Sự khác biệt về lợi tức không chỉ được thấy giữa thành phần 1% kiếm nhiều tiền nhất nước Mỹ và những người c̣n lại. Sự khác biệt đó cũng đang mở rộng ngay giữa các ngành nghề, kể cả cố vấn tài chính, luật sư và bác sĩ.
Bà Martha Gimbel, giám đốc nghiên cứu tại trang web kiếm việc làm Indeed.com, nói rằng một kỹ sư nhu liệu làm việc cho Apple có thể được trả tiền gấp vài lần hơn là một kỹ sư nhu liệu làm việc cho một công ty nhỏ hơn hoặc ít lời hơn.
Một thí dụ khác là trong giới luật sư. Bà Gimbel nói thành phần 10% hàng đầu của ngành này có lợi tức hơn $208,000 một năm, trong khi thành phần 10% ở phía dưới đáy kiếm chưa tới $58,200 một năm khiến họ khó có thể trả được tiền đă mượn để đi học trường luật.
“Người ta có thể muốn thành luật sư, kỹ sư, bác sĩ hay cố vấn tài chính… v́ thấy có số lương cao. Tuy nhiên, cũng có nhiều mức lương trong mọi ngành nghề. Họ phải nghĩ rằng họ có thể ở trong số các luật sư hay các nhà môi giới địa ốc không thành công,” theo bà Gimbel.
|