Sử dụng tăm bông ngoáy tai là cách làm thường thấy của rất nhiều người. Theo các chuyên gia cách làm sạch tai này đang thực sự gây tổn hại cho tai và chúng ta không nên làm. Những thông tin sau sẽ cho thấy đây là việc làm không cần thiết. Bất ngờ, không có bất kỳ cảnh báo nào, người đàn ông này bỗng dưng lên cơn co giật và đau đầu dữ dội. Trí nhớ của anh cũng gặp vấn đề đến độ không nhớ nổi tên của người quen và sau đó bất tỉnh.
Sau khi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Coventry (nước Anh), anh đă nhanh chóng được chụp phim năo và vấn đề được sáng tỏ: hai ổ áp xe đầy mủ trên màng năo.
Nguyên nhân do đâu?
Một mảnh tăm bông được t́m thấy ch́m sâu bên trong tai trái của anh.
Đầu tăm bông đă dẫn đến viêm tai ngoài hoại tử, nhiễm khuẩn bắt đầu từ trong ống tai, lan đến hộp sọ, ăn qua xương, theo Mail Online.
Dây thần kinh mặt cũng bị ảnh hưởng, gây sụp mặt giống như đột quỵ.
T́nh trạng này c̣n được gọi là viêm tai ngoài ác tính, thường gặp ở người già và người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Mặc dù hiếm, vẫn có thể gây tử vong.
Người đàn ông này không biết đầu tăm bông đă ở đó bao lâu. Nhưng anh nói với các bác sĩ rằng anh đă bị đau tai trái liên tục và mất thính lực trong 5 năm qua.
Anh được gây mê để các bác sĩ lấy đầu tăm bông ra khỏi tai.
Sau 8 tuần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, bệnh nhân mới hồi phục hoàn toàn. Quan trọng nhất là, từ đó anh không bao giờ ngoáy tai bằng tăm bông nữa.
Cơ quan Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia Anh, các bác sĩ và thậm chí cả nhà sản xuất đă cảnh báo không nên ngoáy sâu vào tai bằng tăm bông, nhưng hàng triệu người vẫn làm điều đó, theo Mail Online.
Đầu tăm bông có thể gây ra một loạt vấn đề như nhiễm trùng, làm nén chặt ráy tai, thủng màng nhỉ và ù tai.
Trong hầu hết các trường hợp, tăm bông chỉ làm nén chặt ráy tai vào sâu trong tai, bác sĩ Roger Henderson từ Dumfries (Scotland) nói. Ráy tai sau đó bị nén cứng lại và làm bít lỗ tai, gây ra các vấn đề về thính giác.
Chọc vào bên trong tai cũng có thể làm thủng màng nhỉ, dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn.
Và, như người đàn ông ở Coventry gặp phải, cũng có nguy cơ nhiễm trùng.
Nghiêm trọng hơn, có thể tiến triển thành viêm tai ngoài ác tính, đặc biệt ở người già hoặc bệnh nhân tiểu đường.
Nên làm sạch tai bằng cách nào?
Câu trả lời ngắn gọn là đừng làm ǵ hết và cứ để yên như vậy, bác sĩ Veer từ Bệnh viện Tai mũi họng Quốc gia Hoàng gia ở London (Anh) nói.
Lớp da niêm mạc tai liên tục phát triển ra khỏi màng nhỉ và ráy tai được vận chuyển dọc theo nó. Khi ráy tai ra đến tai ngoài, nó sẽ rơi ra một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng tăm bông, có nguy cơ bạn sẽ làm hỏng lớp niêm mạc, làm đảo lộn hệ thống bên trong tai và ráy tai sẽ cũng h́nh thành trở lại, theo Mail Online.
Nhỏ dầu ô liu làm mềm ráy tai cũng rất hữu ích trước khi loại bỏ ráy tai một cách khoa học.
Khi già đi, ráy tai trở nên cứng hơn và khô hơn, có thể cản trở sự di chuyển tự nhiên của nó ra khỏi tai.
Các dấu hiệu tích tụ ráy tai bao gồm mất thính giác, cảm giác đầy trong tai và nghe tiếng chuông hoặc tiếng rít.
Nếu bạn nghĩ rằng ráy tai đang làm bít lỗ tai, cơ quan Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia Mỹ khuyên nên gặp bác sĩ, sau đó y tá sẽ có thủ thuật để lấy ráy tai ra.Nhiều người dường như nghĩ rằng ráy tai là bẩn, nhưng nó là tự nhiên và cần thiết, bác sĩ Roger Henderson cho biết.
Ráy tai hoạt động như một bộ lọc, giữ lại bụi bẩn. Nó cũng ngăn không cho nước vào bên trong tai, có tác dụng bôi trơn lớp niêm mạc mỏng manh trong tai và có tính a xít nhẹ nên có thể diệt vi khuẩn.
|